
-
Bill Gates cam kết trao 200 tỷ USD cho người nghèo trong 20 năm tới
-
Tổng thống Trump công bố thỏa thuận thương mại với Vương quốc Anh
-
Fed giữ nguyên lãi suất, muốn quan sát thêm tác động thuế quan
-
Giá dầu giảm mạnh khi OPEC+ tuyên bố tiếp tục tăng sản lượng
-
Mỹ bỏ quy tắc miễn trừ "de minimis", Temu buộc thay đổi mô hình kinh doanh -
Trung Quốc nói đang cân nhắc khả năng đàm phán thương mại với Mỹ
![]() |
Thủ tướng Phần Lan Sanna Marin (bìa trái) và Tổng thống Sauli Niinisto. Ảnh: AFP |
Trong cuộc họp báo hôm 15/5 cùng với Thủ tướng Phần Lan Sanna Marin, Tổng thống Sauli Niinisto cho biết: "Hôm nay, chúng tôi, Tổng thống và Ủy ban chính sách đối ngoại của Chính phủ, đã cùng nhau quyết định rằng Phần Lan... sẽ nộp đơn xin gia nhập NATO".
Tổng thống Phần Lan Sauli Niinisto cho rằng, việc trở thành thành viên của liên minh quân sự NATO sẽ "tối đa hóa" an ninh của nước này sau khi Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine vào cuối tháng 2.
Trong khi đó, Thủ tướng Sanna Marin nhìn nhận động thái nộp đơn xin gia nhập NATO là một "quyết định quan trọng" dựa trên một "nhiệm vụ mạnh mẽ".
"Chúng tôi hy vọng Quốc hội sẽ xác nhận quyết định xin gia nhập NATO trong những ngày tới", bà Sanna Marin nói thêm. Dự kiến Phần Lan sẽ chính thức nộp đơn xin gia nhập NATO vào tuần sau.
Thủ tướng Phần Lan cho biết nước này đã trao đổi chặt chẽ với NATO và các thành viên của NATO về quyết định gia nhập liên minh này. Tuần trước, Thủ tướng và Tổng thống Phần Lan cùng cho biết, quốc gia này sẽ nộp đơn gia nhập NATO "ngay lập tức".
Phần Lan có chung đường biên giới dài 830 dặm với Nga. Nếu nước này gia nhập NATO, biên giới trên bộ giữa Nga và vùng lãnh thổ của các nước thành viên NATO sẽ tăng gần gấp đôi.
Tổng thống Phần Lan cho biết ông đã nói chuyện với Tổng thống Nga Vladimir Putin vào ngày 14/5 và thông báo cho người đồng cấp về quyết định của Phần Lan.
Tuần trước, Bộ Ngoại giao Nga nhận định việc Phần Lan gia nhập NATO sẽ là một "sự thay đổi căn bản" trong chính sách đối ngoại của nước này.
"Nga sẽ buộc phải thực hiện các bước trả đũa, cả về quân sự - kỹ thuật và các mặt khác, để ngăn chặn các mối đe dọa đối với an ninh quốc gia đang gia tăng", Bộ Ngoại giao Nga cho biết.
Nga có chung biên giới trên bộ với 14 quốc gia và 5 trong số đó là thành viên NATO, gồm: Latvia, Estonia, Litva, Ba Lan và Na Uy.
Phần Lan đã và đang xem xét lại chính sách an ninh của mình sau khi Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine vào cuối tháng 2/2022.
Tuy nhiên, quyết định xin gia nhập NATO của Phần Lan được cho là sẽ gặp trở ngại từ Thổ Nhĩ Kỳ, một thành viên NATO có lực lượng quân đội lớn thứ hai trong liên minh, chỉ sau Mỹ. Điểm cần lưu ý là việc bổ sung thành viên cho NATO phải có được sự chấp thuận của tất cả các nước thành viên hiện nay.
Trong khi đó, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan phát biểu trước báo giới hôm 13/5 rằng: "Chúng tôi đang theo dõi những diễn biến liên quan đến Thụy Điển và Phần Lan, nhưng chúng tôi không có nhìn nhận tích cực (về việc Thụy Điển và Phần Lan gia nhập NATO - BTV)".
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cũng ám chỉ việc NATO chấp nhận Hy Lạp là thành viên vào năm 1952 là một "sai lầm". Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp là đối đầu nhiều năm qua và đã từng chiến đấu chống lại nhau ngay cả khi đang là thành viên NATO.
"Với Thổ Nhĩ Kỳ, chúng tôi không muốn lặp lại những sai lầm tương tự. Hơn nữa, các quốc gia Scandinavia (một vùng của Bắc Âu) là chỗ trú chân của các tổ chức khủng bố", Tổng thống Erdogan khẳng định. "Họ thậm chí còn là thành viên Quốc hội ở một số quốc gia", ông Erdogan nói thêm. "Chúng tôi không thể ủng hộ được".
Trước đó, Phó tổng thư ký NATO, ông Mircea Geoana, đã đưa ra lời khẳng định tự tin về việc Phần Lan và Thụy Điển có khả năng gia nhập liên minh này.
Phát biểu trước báo giới tại Berlin, ông Mircea Geoana cho rằng, Phần Lan và Thụy Điển đã là đối tác thân thiết nhất của NATO.
"Tôi tin tưởng rằng, theo như tôi hiểu thì nếu hai quốc gia này quyết định xin gia nhập NATO trong vài ngày tới, thì [chúng tôi] sẽ chào đón họ và tìm cách đáp ứng mọi điều kiện để đạt được sự đồng thuận", Phó tổng thư ký NATO cho biết.

-
Bill Gates cam kết trao 200 tỷ USD cho người nghèo trong 20 năm tới -
Tổng thống Trump công bố thỏa thuận thương mại với Vương quốc Anh -
Toyota "cài số lùi" lợi nhuận vì tác động thuế quan -
Quốc gia đầu tiên đạt thỏa thuận thương mại với Mỹ sau đòn thuế của Tổng thống Trump -
Fed giữ nguyên lãi suất, muốn quan sát thêm tác động thuế quan -
Fed giữ nguyên lãi suất ở mức 4,25 - 4,5% -
Mỹ - Trung sẽ đàm phán "phá băng" thương mại vào cuối tuần này
-
Lần đầu tiên có thương hiệu sữa toàn cầu do doanh nghiệp Việt đồng sáng lập tại Úc
-
Hội nghị Đầu tư ESG Việt Nam 2025: Thúc đẩy phát triển bền vững giữa biến động toàn cầu
-
Nuôi vịt kiểu "resort" độc đáo: Thư giãn mỗi ngày, trứng sạch mỗi sáng
-
Panasonic bàn giao Trung tâm giải pháp HVAC cho Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM
-
SeABank thông báo bổ sung nội dung hoạt động vào giấy phép hoạt động
-
SeABank được vinh danh “Ngân hàng tiên phong trong đổi mới quản trị vì sự phát triển bền vững”