-
Nhiều giám đốc doanh nghiệp nước ngoài bị tạm hoãn xuất cảnh -
TP.HCM: Rà soát 333 công trình chưa nghiệm thu phòng cháy chữa cháy đã đưa vào sử dụng -
Lập dự án "ma", chiếm đoạt hơn 539 tỷ đồng, Giám đốc Công ty Angel Lina khai gì? -
Quảng Nam cảnh báo thủ đoạn cắt ghép hình ảnh nhạy cảm bằng AI, Deepfake để lừa đảo -
Thiệt hại gần 1.044 tỷ trong vụ ưu đãi giá điện trái quy định -
Bắt cựu Tổng giám đốc Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn Lê Thúy Hằng
Nguồn thu duy nhất của Vinawaco hiện nay đến từ việc cho thuê trụ sở làm việc. Ảnh: A.M |
Đổ nợ bất ngờ
“Chúng tôi đã nhận được Bản án phúc thẩm số 04/2023/KDTM-PT ngày 29/9/2023 về việc tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá với Công ty TNHH Xây lắp và Khai thác vật liệu xây dựng Thanh Nam (Công ty Thanh Nam) của Tòa án Nhân dân tỉnh Lâm Đồng và sẽ chuyển tới các cổ đông của Tổng công ty, trong đó có Bộ Giao thông - Vận tải - đơn vị chủ sở hữu phần vốn nhà nước với tỷ lệ 36,62% vốn điều lệ”, ông Ngô Văn Tuấn, Chủ tịch HĐQT Vinawaco cho biết.
Theo Bản án phúc thẩm số 04/2023/KDTM-PT, Tòa án Nhân dân tỉnh Lâm Đồng giữ nguyên Bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm số 01/2023/KDTM-ST ngày 10/7/2023 của Tòa án Nhân dân huyện Bảo Lâm.
Toà án Nhân dân tỉnh Lâm Đồng chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của Công ty Thanh Nam và buộc Vinawaco phải trả cho Công ty Thanh Nam số tiền mua hàng chưa thanh toán là 3,564 tỷ đồng.
Toà án Nhân dân tỉnh Lâm Đồng không chấp nhận yêu cầu tính lãi của Công ty Thanh Nam về việc yêu cầu Vinawaco trả tiền lãi do chậm thanh toán với số tiền 5,25 tỷ đồng. Công ty Thanh Nam có trách nhiệm xuất hóa đơn giá trị gia tăng theo quy định của pháp luật.
Vinawaco đang ở dưới đáy
Từng là đơn vị xây lắp công trình thủy lớn nhất Việt Nam, nhưng từ đầu năm 2023 đến nay, Vinawaco không ký được hợp đồng thi công xây lắp mới, doanh thu hoạt động của doanh nghiệp duy nhất đến từ nguồn cho thuê trụ sở làm việc tại 40 - Phùng Hưng, phường Hàng Bông, quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội, với phí cho thuê 2,5 tỷ đồng/năm.
Do không có việc làm mới, Tổng công ty đã cắt giảm lao động, cho nghỉ việc hoặc các cán bộ, nhân viên tự nguyện nghỉ việc để tìm kiếm công việc mới cho phù hợp. Số lượng người lao động làm việc tại Văn phòng Tổng công ty (tính cả Chủ tịch HĐQT Vinawaco) chỉ còn lại 15 người. Trong khi công việc không có, doanh thu gần như bằng không, Vinawaco vẫn phải trang trải chi phí lãi vay bình quân 2,698 tỷ đồng/năm; chi phí quản lý doanh nghiệp 6,18 tỷ đồng; các loại thuế phải nộp nghĩa vụ với ngân sách 10,34 tỷ đồng; chi phí duy trì, vận hành, bảo dưỡng, lên đà, sửa chữa, trả công cho công nhân lái máy, vận hành 9 tàu nạo vét 20-30 tỷ đồng/năm.
Được biết, khoản công nợ này xuất phát từ việc năm 2006, Vinawaco (khi đó vẫn là doanh nghiệp nhà nước) ký Hợp đồng kinh tế số 548/HĐKT với Công ty Thanh Nam để thi công khai thác và sản xuất các loại đá xây dựng phục vụ thi công xây dựng Thủy điện Đồng Nai 4.
Hợp đồng quy định đơn giá thanh toán giữa hai bên là đơn giá các loại đá thành phẩm mà Vinawaco được chủ đầu tư (Ban Quản lý dự án thủy điện 6) thanh toán và trừ 7%.
Thực hiện hợp đồng, Công ty Thanh Nam đã giao Vinawaco 19.486 m3 đá các loại (tại nơi thi công thuộc huyện Bảo Lâm, Lâm Đồng), nhưng do Vinawaco không thực hiện nghĩa vụ thanh toán, nên Công ty Thanh Nam đã có đơn yêu cầu Tòa án Nhân dân huyện Bảo Lâm buộc bên mua thanh toán nợ gốc và lãi phát sinh.
Điều đáng nói là, trong hồ sơ xác định giá trị doanh nghiệp chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần tại thời điểm 30/6/2013 của Vinawaco đã được Bộ Giao thông - Vận tải phê duyệt không có khoản nợ nào phải trả cho Công ty Thanh Nam.
Thậm chí, theo hồ sơ xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa Vinawaco tại thời điểm 30/6/2013, Tổng công ty còn phải thu của Công ty Thanh Nam số tiền 44,33 triệu đồng.
Ông Ngô Văn Tuấn, Chủ tịch HĐQT Vinawaco cho biết, do khoản công nợ 3,564 tỷ đồng với Công ty Thanh Nam không nằm trong Hồ sơ xác định giá trị doanh nghiệp để chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần đối với công ty mẹ - Vinawaco, nên việc thanh toán không thuộc trách nhiệm của pháp nhân mới là Tổng công ty Xây dựng đường thủy - CTCP.
Nguy cơ âm vốn nhà nước
Cần phải nói thêm rằng, nghĩa vụ thanh toán 3,564 tỷ đồng với Công ty Thanh Nam không phải là khoản công nợ duy nhất phát sinh sau khi Vinawaco chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần (tháng 5/2014).
Theo lãnh đạo Vinawaco, các khoản nợ, lỗ hình thành từ giai đoạn trước cổ phần hóa liên tục “phát lộ” là nỗi ám ảnh của các cổ đông, trong đó lớn nhất là khoản công nợ trị giá 58 tỷ đồng mà Tòa án Nhân dân TP. Hà Nội buộc Tổng công ty phải thanh toán cho Công ty cổ phần Đầu tư, xây dựng nạo vét đường thủy vào tháng 8/2020.
Trước đó, Vinawaco cũng nhận được “báo nợ” trị giá 53 tỷ đồng từ Vietcombank xuất phát từ việc Tổng công ty do nhận bàn giao 3 con tàu vận tải từ năm 1995. Được biết, khoản nợ này được “khai quật” vào tháng 9/2016, sau khi Vinawaco nhận được thông tin có dư nợ xấu tại Vietcombank, với số tiền nợ gốc là 12,597 tỷ đồng và nợ lãi khoảng 40 tỷ đồng.
Vinawaco cho biết, đơn vị này đang phải tiếp nhận xử lý khoảng 10 khoản nợ phải trả không có trong hồ sơ xác định giá trị doanh nghiệp, với tổng số tiền lên tới hơn 100 tỷ đồng.
Được biết, sau khi Vinawaco chính thức chuyển sang hoạt động theo loại hình công ty cổ phần, Bộ Giao thông - Vận tải đã triển khai thực hiện quyết toán phần vốn nhà nước để bàn giao giữa doanh nghiệp nhà nước và công ty cổ phần theo quy định.
Tuy nhiên, theo Bộ Giao thông - Vận tải, tại thời điểm thực hiện quyết toán, báo cáo có một số vướng mắc tài chính phát sinh ngoài Hồ sơ xác định giá trị doanh nghiệp cần có sự hướng dẫn của các bộ, ngành và cơ quan có liên quan.
Do đó, đến nay, công tác quyết toán để xác định phần vốn nhà nước tại thời điểm Vinawaco chính thức chuyển sang công ty cổ phần vẫn chưa hoàn thành, chưa bàn giao giữa doanh nghiệp nhà nước và công ty cổ phần.
Theo lãnh đạo Vinawaco, nếu hạch toán đầy đủ các khoản công nợ phát sinh sau khi chuyển đổi mô hình, phần vốn nhà nước tại Vinawaco có khả năng âm.
Được biết, trong thời gian vừa qua, Vinawaco đã có nhiều văn bản đề nghị các bộ, ngành và Chính phủ chỉ đạo xử lý, quyết toán tài chính dứt điểm để bàn giao sang công ty cổ phần, nhưng đến thời điểm này, việc quyết toán vốn lần 2 vẫn đang bị treo, ảnh hưởng nghiêm trọng đến định hướng phát triển của doanh nghiệp.
“Những vướng mắc này đang khiến hoạt động của Vinawaco gặp rất nhiều khó khăn, nhiều khoản đầu tư có nguy cơ mất trắng nếu không thoái kịp thời”, ông Ngô Văn Tuấn cho biết.
-
Loạt doanh nghiệp đa cấp lĩnh phạt hơn 500 triệu đồng -
TP.HCM: Rà soát 333 công trình chưa nghiệm thu phòng cháy chữa cháy đã đưa vào sử dụng -
Lập dự án "ma", chiếm đoạt hơn 539 tỷ đồng, Giám đốc Công ty Angel Lina khai gì? -
Quảng Nam cảnh báo thủ đoạn cắt ghép hình ảnh nhạy cảm bằng AI, Deepfake để lừa đảo
-
Cuộc chiến chống lãng phí: Khắc khoải và kỳ vọng của doanh nghiệp -
Thiệt hại gần 1.044 tỷ trong vụ ưu đãi giá điện trái quy định -
Bắt cựu Tổng giám đốc Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn Lê Thúy Hằng -
Cục Hàng không Việt Nam ra chỉ thị nóng về tăng cường bảo đảm an toàn hàng không -
Chi nhánh Din Capital tại Quảng Ngãi bị truy thu hơn 4,4 tỷ đồng tiền thuế -
Đại gia Nguyễn Cao Trí sắp hầu tòa vụ “bẻ lái” kết luận của Thanh tra Chính phủ -
Bình Định chỉ thu hồi dự án khi nhà đầu tư hết khả năng
- GREENFEED và hành trình nỗ lực kiến tạo nền nông nghiệp bền vững
- Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ cộng đồng - Cần một hợp tác toàn diện
- 1Business - Chìa khóa vàng trong quản trị doanh nghiệp thời đại số
- La Queenara Hội An: Bí quyết đầu tư khách sạn tạo dòng tiền
- Petrocons thông báo Danh mục thoái vốn tại các đơn vị doanh nghiệp (Kỳ 3)
- Khu công nghiệp Gilimex: Xây dựng nền tảng cho ngành công nghiệp hiện đại và bền vững