
-
Sắc xanh áp đảo, VN-Index vượt qua mốc 1.380 điểm
-
Thị trường chứng khoán Việt Nam và triển vọng nâng hạng trong kỳ đánh giá tháng 9/2025
-
KITA Invest chi gần 800 tỷ đồng tất toán 3 lô trái phiếu trước hạn
-
Chủ tịch Tập đoàn Xuân Thiện hiện diện ở một công ty chứng khoán
-
Thị trường tài chính số sẽ có nhiều đột phá sau động thái hợp tác của loạt ông lớn -
Siết tỷ lệ đòn bẩy khi phát hành trái phiếu doanh nghiệp: Giảm nguy cơ vỡ nợ, tăng động lực cơ cấu vốn
Ngày 30/05/2023, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) ban hành Quyết định số 395/QĐ-XPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty cổ phần Chứng khoán Tân Việt. Tổng số tiền phạt là 125 triệu đồng.
Theo quy định tại điểm c khoản 4 Điều 26 Nghị định số 156/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ, hành vi vi phạm quy định về tỷ lệ ký quỹ ban đầu, tỷ lệ ký quỹ duy trì, hạn chế giao dịch ký quỹ, cho khách hàng thực hiện giao dịch ký quỹ, rút tiền vượt quá sức mua hiện có trên tài khoản giao dịch ký quỹ của khách hàng sẽ bị phạt tiền từ 100 triệu đồng đốn 150 triệu đồng. Mức phạt hành chính của TVSI nằm ở giữa khung.
Theo UBCKNN, ngày 03/06/2021 và 04/06/2021, tỷ lệ ký quỹ ban đầu của một số tài khoản khách hàng thấp hơn 50% theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Quyết định số 87/QĐ-UBCK ngày 25/01/2017 của Chủ tịch UBCKNN về việc ban hành Quy chế hướng dẫn giao dịch ký quỹ chứng khoán. Tuy nhiên, Công ty đã giải ngân cho khách hàng vay tiền để thực hiện giao dịch ký quỹ khi khách hàng không bảo đảm tỷ lệ ký quỹ theo quy định).
Trước đó, ngày 18/5/2023, SSC đã ban hành quyết định đặt Công ty Cổ phần Chứng khoán Tân Việt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt do báo cáo tỷ lệ an toàn tài chính ngày 31 tháng 12 năm 2022 do công ty không nộp báo cáo tài chính kiểm toán. Thời hạn kiểm soát đặc biệt từ ngày 18/5/2023 đến ngày 17/09/2023.
Cũng trong tuần này, vào ngày 29/5/2023, UBCKNN ban hành Quyết định số 375/QĐ-XPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với Công ty cổ phần Vận tải Xăng dầu Vitaco (mã chứng khoán VTO) với mức phạt tiền 125 triệu đồng. Doanh nghiệp niêm yết này đã vi phạm về quản trị công ty đại chúng. Cụ thể, theo quy định tại điểm a khoản 6 Điều 15 Nghị định số 156/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 13 Điều 1 Nghị định số 128/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021, công ty vi phạm do không đảm bảo số lượng thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát; không đảm bảo tối thiểu 1/3 tổng số thành viên Hội đồng quản trị là thành viên không điều hành; không đảm bảo cơ cấu, số lượng thành viên Hội đồng quản trị độc lập; không đảm bảo thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Ủy ban kiểm toán đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện và không thuộc các trường hợp pháp luật quy định; không đảm bảo cơ cấu có Ủy ban kiểm toán trực thuộc Hội đồng quản trị hoặc không đảm bảo cơ cấu, số lượng thành viên Ủy ban kiểm toán;
Cụ thể, với trường hợp của Vitaco, công ty có 07 thành viên Hội đồng quản trị, trong đó chỉ có 01 thành viên Hội đồng quản trị độc lập, theo Báo cáo tình hình quản trị công ty 6 tháng đầu năm 2022 và Báo cáo tình hình quản trị công ty năm 2022 của Công ty.

-
Thị trường tài chính số sẽ có nhiều đột phá sau động thái hợp tác của loạt ông lớn -
Siết tỷ lệ đòn bẩy khi phát hành trái phiếu doanh nghiệp: Giảm nguy cơ vỡ nợ, tăng động lực cơ cấu vốn -
Nam Tân Uyên chuyển sàn khi thị trường khó khăn -
Chứng khoán DNSE thay tướng -
VN-Index tăng 3,26% trong tháng 6, kỳ vọng chinh phục mốc 1.400 điểm -
Đột ngột giảm sàn, cổ phiếu VFS của Chứng khoán Nhất Việt mất 23% trong 7 phiên -
Chính sách tài khóa là trụ cột để dẫn dắt tăng trưởng
-
Kafi - Thương hiệu chứng khoán xây dựng niềm tin từ minh bạch và trách nhiệm
-
Highlands Coffee ra mắt mô hình Drive-Thru đầu tiên trong ngành đồ uống tại Việt Nam
-
FPT hợp tác chiến lược với công ty do Standard Chartered đầu tư, thúc đẩy đổi mới ngân hàng số
-
Người tiên phong đưa thức ăn chăn nuôi Japfa về Bắc Ninh
-
Bệnh viện FV: Bệnh nhân được BHYT chi trả 100% quyền lợi khi khám, chữa bệnh
-
Sun Casa Square đẩy mạnh thi công, dự kiến bàn giao vào cuối năm 2025