-
Dự án nạo vét, thoát lũ sông Cổ Cò hơn 1.200 tỷ đồng: Những vướng mắc khó tháo gỡ -
Nhiều sai sót về lĩnh vực đầu tư tại KKT Dung Quất và các KCN tỉnh Quảng Ngãi -
Công an Lâm Đồng cảnh báo thủ đoạn mới của tội phạm về hoạt động xuất nhập cảnh -
Sẽ tăng cường thanh tra, kiểm tra các cơ sở từ thiện nhân đạo trên cả nước -
Bắt nguyên Phó giám đốc Trung tâm Giám định pháp y tỉnh Sơn La -
Xét xử phúc thẩm: Ông Trần Quí Thanh bị tuyên y án sơ thẩm
Đóng 95-100% tiền mua nền, nhưng gần 2 thập kỷ trôi qua, khách hàng Dự án Khu dân cư Tân An Huy (xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè, TP.HCM) vẫn chưa được xây nhà. Thậm chí, chủ đầu tư ép “thượng đế” đóng thêm tiền để Công ty trả nợ tiền thuế thu nhập doanh nghiệp. Kết luận thanh tra yêu cầu xử lý một đằng, doanh nghiệp lại “biến hóa” một nẻo.
Nhiều nền đất đã có biên bản giao cho khách từ hơn 10 năm trước, nhưng đến nay, Công ty Tân An Huy vẫn chưa cho xây nhà, mà còn đòi thêm những khoản tiền hết sức phi lý |
Bài 1: Ép khách đóng thêm tiền để trả nợ thuế của chủ đầu tư
Gần 20 năm trước, khách hàng đã đóng 95-100% tiền, thậm chí đã được bàn giao nền tại Dự án Tân An Huy, nhưng đến nay, họ vẫn chưa được xây nhà. Chủ dự án còn ép khách phải đóng thêm cả chục triệu đồng cho mỗi mét vuông để Công ty… trả nợ thuế.
Trả hết tiền, gần 2 thập kỷ vẫn… không nhà
Dự án Khu nhà Tân An Huy có diện tích hơn 20,6 ha, do Công ty cổ phần Xây dựng và Kinh doanh nhà Tân An Huy (Công ty Tân An Huy) làm chủ đầu tư theo Quyết định giao đất số 6520/QĐ-UBND ngày 26/12/2005 của UBND TP.HCM. Theo đánh giá, đây là dự án có vị trí đắc địa bởi nằm ven sông và liền kề Khu đô thị Phú Mỹ Hưng.
33 khách hàng của Dự án vừa kêu cứu tới Báo Đầu tư cho hay, đã 18 năm kể từ khi họ thanh toán 95-100% tiền mua nền, thậm chí đã được bàn giao đất nền, nhưng vẫn chưa được xây nhà, chưa có nhà để ở và còn bị ép phải đóng thêm tiền phi lý.
Theo điều tra của chúng tôi, năm 2005, UBND TP.HCM mới có quyết định giao đất (Quyết định số 6520/QĐ-UBND, ngày 26/12/2005 của UBND TP.HCM), nhưng năm 2004, doanh nghiệp này đã bán nền cho khách hàng dưới hình thức “Hợp đồng góp vốn đầu tư hạ tầng kỹ thuật nhận đất nền nhà”, với giá khoảng 3,3 triệu đồng/m2.
“Giá này cũng là giá chính thức mà Công ty Tân An Huy chuyển nhượng 130 m2 nền đất cho bên B”, Công ty Tân An Huy ghi rõ tại hợp đồng với khách hàng Lê Văn Tuấn.
Theo nội dung hợp đồng, khách hàng góp vốn đầu tư để Công ty Tân An Huy thực hiện toàn bộ công việc đầu tư hạ tầng kỹ thuật của Dự án. Sau khi hoàn thành hạ tầng kỹ thuật, chủ đầu tư sẽ giao đất nền cho khách hàng tự xây hoặc giao Công ty xây theo đúng quy hoạch đã được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Từ năm 2004 đến nay, có hơn 300 nền nhà đã được chủ đầu tư ký hợp đồng góp vốn với khách hàng. Khách hàng đã thanh toán đủ 95-100% giá trị hợp đồng, thậm chỉ nhiều người đã nhận biên bản giao nhận nền.
“Tới nay, đã 18 năm kể từ khi chúng tôi hoàn thành mọi nghĩa vụ hợp đồng đã ký từ năm 2014, có người đã nhận biên bản giao nền nhà, nhưng thực tế, chủ đầu tư vẫn chưa giao nền đất cho chúng tôi để tiến hành xây dựng. Mới đây, Công ty Tân An Huy còn bắt đóng thêm tiền, ai không đóng sẽ đơn phương hủy bỏ hợp đồng…”, bà Văn Kiều Nguyệt Hồng (một khách hàng trú tại quận 10, TP.HCM) bức xúc.
Đóng thêm vì… Công ty nợ thuế thu nhập doanh nghiệp
Theo điều tra, tháng 2/2017, ông Lê Anh Tuấn, Chủ tịch HĐQT, kiêm Tổng giám đốc và là cổ đông sáng lập nắm giữ 99% cổ phần Công ty Tân An Huy mất. Sau đó, Công ty bổ nhiệm ông Nguyễn Hồng Hải làm Chủ tịch HĐQT và ông Nguyễn Hồng Anh Tuấn làm Tổng giám đốc.
Thời điểm này, Thanh tra TP.HCM đã vào cuộc và năm 2018 đã ra kết luận nêu rõ hàng loạt sai phạm nghiêm trọng tại Dự án, trong đó đáng lưu ý là việc chủ đầu tư còn nợ Nhà nước khoản tiền gần 150 tỷ đồng thuế và tiền chậm nộp; dự án kéo dài nhiều năm không hoàn thành hạ tầng…
Năm 2018, Công ty Tân An Huy lấy ý kiến khách hàng rằng, Công ty khó khăn, nên muốn tiếp tục triển khai, khách cần phải đóng thêm 2 triệu đồng/m2 để giúp hoàn thiện hạ tầng và đóng 6 triệu đồng/m2 để Công ty đứng ra xây nhà thô.
Tới tháng 7/2018, Tổng giám đốc Nguyễn Hồng Anh Tuấn ký thông báo lấy ý kiến khách hàng lần cuối. Thông báo câu trước nói mong nhận được sự hợp tác và đồng hành của quý khách hàng để giúp Công ty vượt khó khăn, nhưng câu sau tuyên bố: nếu kết quả lấy ý kiến đạt từ 80%, Công ty sẽ tiến hành triển khai dự án; số không đồng ý phương án, Công ty sẽ chấm dứt hợp đồng góp vốn và cùng khách hàng ra Tòa; trường hợp không đạt 80%, Công ty sẽ lập thủ tục phá sản.
Theo khách hàng Nguyễn Đức Hoàng (trú huyện Bình Chánh, TP.HCM), yêu cầu trên là trái với hợp đồng đã ký trước đó, trái với việc khách đã thanh toán 95-100% tiền, thậm chí đã nhận biên bản bàn giao nền.
Mặt khác, giá xây thô 6 triệu đồng/m2 mà chủ đầu tư ép khách phải đóng cho Công ty xây là cao gần gấp đôi so với giá thị trường năm 2018 (chỉ 3 - 3,3 triệu đồng/m2).
Dù vậy, khách hàng vẫn lập ra Ban đại diện và nhiều lần đề nghị đóng góp một phần chi phí để hoàn thiện 20% hạ tầng còn dở dang, hỗ trợ và cùng chủ đầu tư xin giảm, xóa, giãn nợ thuế thu nhập doanh nghiệp. Đổi lại, họ được xây nhà thô theo giá thị trường (3 -3,3 triệu đồng/m2) và Công ty nhận vài phần trăm phí quản lý. Tuy nhiên, chủ đầu tư không chấp nhận, thậm chí không ký cho người dân chuyển nhượng hợp đồng góp vốn với lý do “để đảm bảo không phát sinh các phức tạp pháp lý về sau”.
Trước vụ việc khiếu kiện, tháng 10/2018, UBND huyện Nhà Bè đã mời đại diện 53 khách hàng góp vốn cùng làm việc với Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc Công ty Tân An Huy.
Tại đây, lãnh đạo Tân An Huy cam kết: “Công ty sẽ không thu tiền khách hàng để hoàn thiện hạ tầng và các khoản kinh phí khác, ngoài số tiền trong hợp đồng chuyển nhượng nền đất dự án đã ký kết giữa Công ty và khách hàng. Công ty sẽ có trách nhiệm thực hiện hạ tầng và các bước tiếp theo của Dự án theo quy định”.
Sang năm 2019, chủ đầu tư Dự án gửi đến từng khách hàng phiếu khảo sát lấy ý kiến việc Công ty sẽ xây nhà thô, nhưng giá tới 7,9 triệu đồng/m2 xây thô, không gồm ép cọc. Theo người dân, giá trên cao gấp 3 lần so với giá thị trường năm 2019.
Tại Văn bản số 1709/2020/CV-TAH ngày 17/9/2020 gửi 2 công ty cùng “ăn chia nền” với mình là Công ty TNHH Xây dựng và Kinh doanh nhà Tân Phúc Hưng và Doanh nghiệp tư nhân Thương mại Phan, lãnh đạo Công ty Tân An Huy hé lộ, việc đưa mức giá xây thô 7,9 triệu đồng/m2 là “có một phần giúp đỡ Công ty đủ tài chính để thực hiện nghĩa vụ…”.
Không thể chấp nhận sự phi lý trên, 3 khách hàng đại diện cho cư dân của 99 nền Dự án gửi văn bản trả lời thẳng chủ đầu tư là không chấp nhận giá xây thô và “nếu Tân An Huy hoàn toàn không có khả năng tài chính để hoàn thiện dự án, mà chỉ trông chờ vào việc bắt cư dân phải gánh chịu tất cả các khoản nợ thuế và khoản nợ khác, thì Công ty nên nộp đơn xin phá sản, trả lại dự án cho UBND Thành phố”.
Đòi… giá trị tăng thêm
Trước phản đối của khách hàng, đến tháng 3/2021, Công ty Tân An Huy lại thông báo trên website của mình rằng, sẽ thu thêm 10 triệu đồng/m2 để… khắc phục những thiếu hụt về tài chính của Công ty; hoặc sẽ nhận ủy thác của khách hàng tìm đối tác chuyển nhượng lại hợp đồng theo giá do khách hàng yêu cầu, nhưng phải trừ đi 10 triệu đồng/m2 và chi phí, lãi suất ngân hàng; hoặc sẽ bồi thường hợp đồng theo thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì… ra tòa.
Về số tiền 10 triệu đồng nêu trên, tại phụ lục hợp đồng để gửi cho khách hàng ký, Công ty Tân An Huy gọi là “giá trị tăng thêm”, với lý giải “là khoản tiền phát sinh ngoài phần giá trị phần đất đã thanh toán theo hợp đồng góp vốn đầu tư. Khoản tiền này được tính vào tổng giá trị phần đất quy định tại hợp đồng góp vốn”.
Đáng nói hơn, nếu năm 2018-2019, chủ đầu tư ép khách đóng thêm 2 triệu đồng/m2 tiền hỗ trợ hạ tầng, 6 - 7,9 triệu đồng/m2 xây thô, thì tại Phụ lục mới nêu trên, chủ đầu tư nêu rõ, 10 triệu đồng/m2 “giá trị tăng thêm” này không bao gồm tiền xây dựng nhà ở. Như vậy, nếu khách hàng chấp nhận sự phi lý này, thì họ sẽ mất thêm cả tỷ đồng cho một nền đất 100 m2, chưa bao gồm tiền xây nhà.
Tới giờ này, hàng chục khách hàng vẫn không chấp nhận ký phụ lục phi lý đến không tưởng nêu trên.
Tại khu đất y tế có diện tích 7.667,4 m2 được UBND TP.HCM giao đất để triển khai thực hiện xây dựng công trình y tế trong Dự án, nhưng đã hơn 12 năm tính từ thời điểm giao đất, 7 năm kể từ ngày Công ty Nhân Phúc Đức mua từ Công ty Tân An Huy, 4 năm kể từ ngày Công ty TNHH Bệnh viện Sản nhi quốc tế Sài Gòn được cấp giấy phép xây dựng, nhưng chủ đầu tư vẫn chưa triển khai thi công xây dựng, gây lãng phí nguồn lực về đất đai, vi phạm pháp luật về đất đai.
(Còn tiếp)
-
Công an Lâm Đồng cảnh báo thủ đoạn mới của tội phạm về hoạt động xuất nhập cảnh -
Người dân Quảng Ngãi khổ vì dự án dừng, chậm thực hiện -
Sẽ tăng cường thanh tra, kiểm tra các cơ sở từ thiện nhân đạo trên cả nước -
Tập trung ứng phó bão số 3, ưu tiên bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản cho người dân và nhà nước
-
“Trăm dâu” đổ đầu “Thượng đế” tại Dự án Tân An Huy - Bài 2: Trên nóng, dưới... kệ trên? -
Bắt nguyên Phó giám đốc Trung tâm Giám định pháp y tỉnh Sơn La -
Xét xử phúc thẩm: Ông Trần Quí Thanh bị tuyên y án sơ thẩm -
Viện Kiểm sát cấp cao đề nghị giảm án cho con gái ông Trần Quí Thanh -
Xét xử giai đoạn 2 của vụ Vạn Thịnh Phát -
Giả danh cán bộ Bộ Giao thông - Vận tải lừa chạy dự án -
Bình Định đối thoại với người dân liên quan đến Dự án FLC Sea Tower
-
1 Xây dựng nhà ga hành khách mới công suất 4 triệu khách/năm tại Cảng hàng không Pleiku -
2 Sửa Luật Điện lực: Nhà đầu tư vẫn băn khoăn về điện mặt trời mái nhà -
3 Cú hích mới cho các dự án PPP hạ tầng giao thông -
4 Trả lương, trợ cấp qua tài khoản ngân hàng: Người dân than khó -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 7/9
- Nisshin Seifun Welna ra mắt sản phẩm tiêu dùng đa dạng tới người tiêu dùng Việt
- Gala Tiếng Việt thân thương 2024 “Lời quê hương - Lời sắt son”
- TTC AgriS góp mặt trong Top 500 Fortune Đông Nam Á, tiếp tục khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế
- Tiềm năng từ “đòn bẩy kép” đầu tư của Lagoona Bình Châu Resort Village
- CME Solar Investment và Vista Global - Samsung C&T hợp tác phát triển năng lượng mặt trời áp mái tại Việt Nam
- Phùng Quốc Đức - CEO XHOME Sài Gòn: Khi con người là nền tảng để tăng trưởng