Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Chủ Nhật, Ngày 12 tháng 01 năm 2025,
Phi thuyền Cassini thực hiện thành công hành trình bay vòng quanh Sao Thổ
H.Đ (Theo VTCNews) - 26/04/2017 13:55
 
NASA vừa thử nghiệm thành công phi thuyền Cassini với hành trình bay giữa Sao Thổ và hành tinh của nó.
  Hình ảnh phi thuyền Cassini với hành trình bay giữa Sao Thổ và hành tinh của nó
Hình ảnh phi thuyền Cassini với hành trình bay giữa Sao Thổ và hành tinh của nó

Phi thuyền Cassini–Huygens là tàu không gian robot được NASA hợp tác với ESA và ASI thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu Sao Thổ và các vệ tinh tự nhiên của nó.

Con tàu này gồm hai module chính: tàu quỹ đạo Cassini do NASA thiết kế và chế tạo, đặt tên theo nhà thiên văn người Italia-Pháp Giovanni Domenico Cassini, và Huygens do ESA phát triển, được đặt tên theo nhà toán học, thiên văn học và vật lý học người Hà Lan Christiaan Huygens.

Cassini là tàu thám hiểm đầu tiên bay quanh Sao Thổ và là con tàu thứ tư viếng thăm Sao Thổ.

Cassini–Huygens đã được phóng lên vào ngày 15/10/1997. Sau một chuyến hành trình liên hành tinh dài 17 năm, nó đã đến được quỹ đạo xung quanh Sao Thổ vào ngày 1 tháng 7 năm 2004. Vào ngày 25 tháng 12 năm 2004, tàu thám hiểm Huygens đã được tách ra từ Cassini ở lúc 02:00 UTC.

Tàu đến được Mặt Trăng Titan vào ngày 14/1/2005, khi rơi dần vào bầu khí quyển của Titan, chạm xuống bề mặt của vệ tinh này, sau đó nó gửi những thông tin khoa học trở lại Trái Đất bằng điều khiển từ xa (telemetry).

Ngày 18/4/2008, NASA đã công bố tăng thêm quỹ cho các hoạt động mặt đất của phi vụ này, và phi vụ được đổi tên thành Phi vụ Phân điểm Cassini. Tháng 2/2010, một lần nữa phi vụ lại được mở rộng và có thể tiếp tục đến năm 2017.

Cassini là tàu thám hiểm đầu tiên bay quanh Sao Thổ và là con tàu thứ tư viếng thăm Sao Thổ.

Và vào hôm qua 25/4, NASA đã thực hiện thành công hành trình bay vòng quanh Sao Thổ mở ra nhiều nghiên cứu mới về sự sống ngoài Trái Đất.

[Infographics] Tàu vũ trụ Juno có vốn đầu tư 1,1 tỷ USD tiến vào quỹ đạo Sao Mộc
Theo thông tin từ NASA, Juno tiến vào quỹ đạo của hành tinh lớn nhất Hệ Mặt Trời vào 3 giờ 53 giờ GMT (khoảng 10 giờ 53 giờ Việt Nam).
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư