Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Ba, Ngày 21 tháng 01 năm 2025,
Phiên 1/11: Đuối về cuối phiên
 
Mặc dù lực cầu hỗ trợ tích cực đã giúp thị trường đi lên tiệm cận mốc tham chiếu nhưng nỗ lực bất thành trước áp lực bán dâng cao, chỉ số VN-Index "lầm lũi" đi xuống và để mất mốc 910 điểm vừa lấy lại được trong phiên hôm qua.
Diễn biến VN-Index phiên ngày 1/11
Diễn biến VN-Index phiên ngày 1/11

Phiên tăng mạnh ngày hôm qua (31/10) chưa đủ để tạo niềm tin cho giới đầu tư sau chuỗi ngày dài 9 phiên giảm sâu liên tiếp. Bước vào phiên giao dịch sáng đầu tiên của tháng 11, bên cạnh dòng tiền tham gia có phần thận trọng, áp lực bán gia tăng khiến thị trường rung lắc và quay đầu điều chỉnh về sát mốc 910 điểm khi chốt phiên.

Sang phiên giao dịch chiều, ngay khi đẩy về dưới mốc 910 điểm, lực cầu được kích hoạt đã giúp đà giảm thu hẹp đáng kể. Chỉ số VN-Index tiến sát mốc tham chiếu chỉ sau hơn 30 phút giao dịch.

Tuy nhiên, lực bán gia tăng mạnh sau hơn 1 giờ giao dịch đã dập tắt nỗ lực thị trường. Sắc đỏ tràn ngập bảng điện tử, trong đó nhóm cổ phiếu bluechip là gánh nặng chính đẩy các chỉ số chìm sâu dưới mốc tham chiếu.

Đóng cửa, sàn HOSE có 98 mã tăng và 191 mã giảm, chỉ số VN-Index giảm 6,8 điểm (-0,74%) xuống 907,96 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 182,18 triệu đơn vị, giá trị 6.322,56 tỷ đồng, giảm 15,73% về lượng và 9,43% về giá trị so với phiên hôm qua.

Giao dịch thỏa thuận có đóng góp 60,5 triệu đơn vị, giá trị 3.643,72 tỷ đồng, trong đó riêng MSN thỏa thuận 27,41 triệu đơn vị, giá trị 2.275,18 tỷ đồng; NVL thỏa thuận 2,79 triệu đơn vị, giá trị 204,83 tỷ đồng; ROS thỏa thuận 5,75 triệu đơn vị, giá trị 230 tỷ đồng; VFG thỏa thuận 6,32 triệu đơn vị, giá trị 243,44 tỷ đồng.

Gần như toàn bộ các cổ phiếu trong nhóm VN30 đều giảm điểm, ngoại trừ CTD, GMD và VJC tăng nhẹ; SBT đứng giá tham chiếu.

Trong đó, top 10 cổ phiếu vốn hóa lớn nhất hầu hết đều giao dịch thiếu tích cực như VIC giảm 1,7% xuống 95.500 đồng/CP, VHM, VNM giảm 1,6% xuống 114.300 đồng/CP, VCB giảm 1,1% xuống 55.000 đồng/CP, GAS giảm 2,4% xuống 101.500 đồng/CP, SAB giảm 0,2% xuống 222.000 đồng/CP, BID, MSN giảm 1,2% xuống 82.000 đồng/CP, TCB giảm 3% xuống 26.100 đồng/CP, CTG giảm 2,4% xuống 22.850 đồng/CP.

Ngoại trừ BID và VHM có được sắc xanh với mức tăng tương ứng 2,9% lên 30.350 đồng/CP và 3,9% lên 69.000 đồng/CP.

Đáng chú ý trong nhóm VN30, cổ phiếu HSG tiếp tục giảm sâu sau thông tin thiếu tích cực từ việc báo lỗ 100 tỷ đồng trong quý cuối niên độ 2017-2018 (từ ngày 1/4/2017 đến 30/9/2018). Cổ phiếu HSG đã có phiên giảm sàn thứ 2 liên tiếp, với mức giảm 6,9% và kết phiên hôm nay tại mức 8.590 đồng/CP. Khối lượng khớp lệnh dẫn đầu sàn HOSE với 7,71 triệu đơn vị, dư bán sàn 735.320 đơn vị.

Ngoài HSG, cổ phiếu khác trong ngành thép là NGL chưa thoát khỏi những ngày đen tối. Đây là phiên giảm thứ 11 phiên liên tiếp và là phiên giảm sàn thứ 2 liên tiếp. Với mức giảm 6,9%, cổ phiếu NKG kết phiên tại mức 9.270 đồng/CP và khớp 2,9 triệu đơn vị, dư bán sàn 265.230 đơn vị. Chỉ tính trong tháng 10, cổ phiếu NKG đã giảm tới 37,79% từ mức 14.900 đồng/CP (giá đóng cửa phiên 29/9) xuống mức 9.270 đồng/CP.

Ngoài ra, các thành viên khác trong nhóm thép cũng giảm khá sâu như HPG giảm 1,6% xuống 39.600 đồng/CP, POM giảm 2,2% xuống 11.000 đồng/CP, TLH giảm 3,3% xuống 6.200 đồng/CP.

Trên sàn HNX, áp lực bán cũng gia tăng mạnh trong nửa cuối phiên chiều khiến đà giảm càng sâu hơn.

Đóng cửa, HNX-Index giảm 1,99 điểm (-1,89%) xuống 103,37 điểm với tổng khối lượng giao dịch đạt 30,36 triệu đơn vị, giá trị 388,64 tỷ đồng, giảm 21,93% về lượng và 29,29% về giá trị so với phiên hôm qua. Giao dịch thỏa thuận có thêm hơn 7,4 triệu đơn vị, giá trị 87,16 tỷ đồng.

Cũng giống sàn HOSE, top 10 mã vốn hóa lớn nhất trên sàn HNX cũng thiếu tích cực khi hều hết đều giao dịch trong sắc đỏ. Cụ thể, ACB giảm 3,3% xuống 29.300 đồng/CP, VCS giảm 1,6% xuống 72.000 đồng/CP, SHB giảm 1,3% xuống 7.600 đồng/CP, PVS giảm 4,2% xuống 18.200 đồng/CP, PVI giảm 1,9% xuống 31.000 đồng/CP, VGC giảm 3,2% xuống 15.100 đồng/CP, NTP giảm 7,2% xuống 42.600 đồng/CP, PHP giảm 2,6% xuống 11.100 đồng/CP.

Chỉ còn DGC tăng 1,9% lên 48.000 đồng/CP và VCG đứng mốc tham chiếu.

Trong đó, cổ phiếu PVS dẫn đầu thanh khoản trên sàn với hơn 4 triệu đơn vị. Tiếp đó là anh em nhà bank với SHB khớp 3,7 triệu đơn vị và ACB khớp 2,9 triệu đơn vị.

Trên sàn UPCoM, cũng chịu tác động chung của thị trường, chỉ số UPCoM-Index nới rộng đà giảm về cuối phiên. Đóng cửa, UPCoM-Index giảm 0,47 điểm (-0,91%) xuống 51,31 điểm với tổng khối lượng giao dịch đạt 8,63 triệu đơn vị, giá trị 180,53 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận đạt 1,23 triệu đơn vị, giá trị 47,86 tỷ đồng.

Bộ đôi cổ phiếu lớn là VEA và BSR dẫn đầu thanh khoản trên sàn. Trong đó, VEA tăng % lên 35.600 đồng/CP với khối lượng giao dịch gần 1,4 triệu đơn vị; còn BSR giảm % xuống 15.900 đồng/CP và chuyển nhượng thành công hơn 1 triệu đơn vị.

Bên cạnh BSR, các mã lớn khác cũng góp phần gia tăng gánh nặng cho thị trường như LPB, POW, HVN, VGT, OIL, VGI, QNS, DVN.

Thị trường chứng khoán: Margin lãi suất thấp âm thầm nhập cuộc
Dòng tiền giao dịch ký quỹ (margin) lâu nay vẫn là yếu tố quan trọng thúc đẩy giao dịch trên thị trường chứng khoán, nhất là khi các công ty chứng...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư