-
PJICO vượt kế hoạch lợi nhuận, tạm ứng cổ tức năm 2024 bằng tiền tỷ lệ 10% -
TTC AgriS hoàn thành hơn 50% kế hoạch niên độ 2024-2025 -
PNJ thu về 37.823 tỷ đồng doanh thu thuần và 2.115 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế -
Chủ tịch, Tổng giám đốc VNSC: Rút ngắn thời gian niêm yết, trái phiếu ra công chúng sẽ hấp dẫn hơn -
Các quỹ ETF sắp mua bán cổ phiếu nào trước khi nghỉ Tết? -
500 triệu đồng nên đầu tư thế nào để tối ưu lợi nhuận?
Sau phiên giảm sâu hôm qua, thị trường đã lấy lại cân bằng khi bước vào phiên sáng 13/4. Dù có những nhịp rung lắc nhẹ đầu phiên nhưng tín hiệu le lói sắc xanh của các cổ phiếu ngân hàng cùng một vài trụ cột khác đã giúp chỉ số trên 2 sàn chính thận trọng nhích bước trong phiên sáng nay.
Trong đó, nhóm VN30 là tội đồ chính kéo thị trường đi xuống khi có tới 19 mã giảm, 9 mã tăng và 2 mã đứng giá. VN30-Index giảm 4,68 điểm (-0,68%) xuống 687,72 điểm.
Qua đó, VN-Index giảm 1,23 điểm (-0,17%) xuống 724,35 điểm với thanh khoản giảm nhẹ so với phiên hôm qua đạt 190,43 triệu đơn vị, giá trị gần 4.179 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận đạt 22,33 triệu đơn vị với tổng giá trị 729,39 tỷ đồng. Riêng VHC thỏa thuận 6,3 triệu đơn vị, đóng góp hơn 356 tỷ đồng.
Diễn biến VN-Index phiên 13/4 |
Mặc dù có le lói tín hiệu xanh trong phiên sáng nhưng các cổ phiếu ngân hàng đã nhanh chóng quay đầu trong phiên chiều khi lần lượt chuyển sang giao dịch trong sắc đỏ, ngoại trừ MBB tăng nhẹ gần 1%.
Tâm điểm đáng chú ý là STB. Lực bán trong nước và nước ngoài đã diễn ra mạnh mẽ tại STB trong phiên chiều, đã đẩy cổ phiếu này về mức giá sàn. Với mức giảm 6,7%, STB kết phiên tại mức giá 11.900 đồng/CP với khối lượng khớp lệnh thành công đạt gần 5 triệu đơn vị.
Bên cạnh đó, “ông lớn” VNM sau 2 phiên làm tốt nhiệm vụ nâng đỡ thị trường cũng đã chính thức chia tay sắc xanh và tiếp tục nới rộng đà giảm trong phiên chiều. Kết phiên, VNM giảm 0,63% xuống mức thấp nhất ngày 143.100 đồng/CP và khớp 322.970 đơn vị.
Ngoài ra, các mã lớn khác như MSN, GAS, FPT, HPG, HSG.. cũng có mức giảm từ 0,1-1,3%.
Ở nhóm cổ phiếu có vốn hóa lớn, ROS đã lấy lại được mốc tham chiếu, trong khi đó SAB và VIC có phần thu hẹp đà tăng với biên độ từ 0,8-1%, đây đang là các má phanh giúp thị trường không giảm quá sâu.
Trong khi ROS trở lại trạng thái cân bằng thì người anh em FLC tiếp tục bị đẩy xuống sâu. Với mức giảm hơn 3,3%, FLC đóng cửa tại mức giá 7.310 đồng/CP với thanh khoản dẫn đầu thị trường đạt 28,39 triệu đơn vị.
Trên sàn HNX, dù cũng đón nhận thêm những nhịp rung lắc trong phiên chiều do lực bán gia tăng, tuy nhiên, diễn biến tích cực từ nhóm cổ phiếu bluechip đã giúp chỉ số sàn này kết phiên trong sắc xanh và dành lại mốc 90 điểm.
Đóng cửa, HNX-Index tăng 0,12 điểm (+0,13%) lên 90,03 điểm với tổng khối lượng giao dịch đạt 48,9 triệu đơn vị, giá trị 505,88 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận đạt 2,68 triệu đơn vị, giá trị 28,78 tỷ đồng.
Trái với diễn biến chung của hầu hết các cổ phiếu trong nhóm ngân hàng, SHB đã trở thành điểm sáng trong ngành. Lực cầu gia tăng mạnh đã giúp SHB hồi phục mạnh cùng giao dịch sôi động. Đóng cửa, SHB tăng 7,25% lên sát giá trần 7.400 đồng/CP với khối lượng khớp lệnh đạt 16,94 triệu đơn vị. Còn ACB lại đảo chiều giảm, lui về mức giá 23.000 đồng/CP, giảm 0,4%.
Một trong những điểm sáng khác trên sàn là cổ phiếu CTP. Sau 6 phiên liên tiếp giảm điểm, CTP đã đảo chiều ngoạn mục trong phiên hôm nay. Từ mức giá sàn khi mở cửa, CTP đã leo thẳng lên trần trong phiên chiều và đóng cửa tại mức giá 12.900 đồng/CP với khối lượng giao dịch tăng vọt, đạt hơn 1 triệu đơn vị và dư mua trần hơn 0,29 triệu đơn vị.
Trong khi đó, sàn UPCoM duy trì đà tăng ổn định.
Đóng cửa, UPCoM-Index tăng 0,26 điểm (+0,45%) lên mức 57,63 điểm với tổng khối lượng giao dịch đạt 4,26 triệu đơn vị, giá trị 68,44 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận khá lớn với 12,24 triệu đơn vị, giá trị 284,7 tỷ đồng. Riêng GEX thỏa thuận 10,48 triệu đơn vị, giá trị 245,23 tỷ đồng.
Cổ phiếu lớn HVN đã chính thức chia tay sắc đỏ, dù đà tăng có phần thu hẹp trong phiên chiều. Cụ thể, HVN tăng nhẹ 0,4% lên 25.100 đồng/CP và khối lượng giao dịch đạt 704.400 đơn vị.
PFL đang là cổ phiếu giao dịch lớn nhất trên sàn với hơn 1 triệu đơn vị được chuyển nhượng thành công và đóng cửa tại mức giá 1.800 đồng/CP, tăng 5,88%.
-
Chủ tịch, Tổng giám đốc VNSC: Rút ngắn thời gian niêm yết, trái phiếu ra công chúng sẽ hấp dẫn hơn -
Dòng tiền yếu, nhóm VN30 “chìm” trong sắc đỏ -
Các quỹ ETF sắp mua bán cổ phiếu nào trước khi nghỉ Tết? -
500 triệu đồng nên đầu tư thế nào để tối ưu lợi nhuận? -
Tập đoàn Bamboo Capital (BCG) mua lại gần 400 tỷ đồng trái phiếu trước hạn -
Ra mắt SSI Digital Ventures, đặt mục tiêu giải ngân 10 triệu USD năm 2025 -
Sôi động huy động vốn đầu năm 2025
-
1 TP.HCM: Thông tin mới nhất về thi hành án vụ án Trương Mỹ Lan -
2 Trung ương kết luận những cơ quan Đảng và Quốc hội sẽ kết thúc hoạt động -
3 Chính thức gia hạn thời gian hoàn thành cao tốc Bến Lức - Long Thành đến 30/9/2026 -
4 Doanh nghiệp đồng thuận phương án giảm 30% tiền thuê đất năm 2025 -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 26/1
- Đón đầu xu thế năng lượng xanh, Stavian lập liên doanh đầu tư sản xuất hệ thống lưu trữ năng lượng
- Chương trình lãi suất tốt, quà tặng "khủng" cho khách hàng cá nhân vay vốn từ Vietbank
- GELEX Electric lãi trước thuế 2.118 tỷ đồng năm 2024
- Vietbank hoàn tất tăng vốn điều lệ lên 7.139 tỷ đồng
- Quản trị tài chính doanh nghiệp: Những điểm cần lưu ý năm 2025
- Gia tăng lợi ích khi gửi tiết kiệm dịp Tết