Trong đó, đáng kể nhất là QCG đã có chuỗi tăng từ mức dưới 4.000 đồng, leo lên mức 15.150 đồng trong phiên hôm nay và đà tăng nóng này chưa có dấu hiệu dừng lại khi lượng dư mua trần vẫn đang rất lớn.

Dù đã có những cảnh báo của các chuyên gia về việc nhóm cổ phiếu bất động sản đang có dấu hiệu tăng nóng và có nguy cơ điều chỉnh trở lại. Tuy nhiên, dòng tiền vẫn không ngừng gia tăng chảy vào nhóm này. Nhiều cổ phiếu trong nhóm này có tính thị trường cao, vì vậy khi đợt sóng nổi lên, sự hấp dẫn với nhà đầu tư là không thể tránh khỏi.

Ngay khi bước vào phiên giao dịch đầu tuần mới, dòng tiền vẫn tiếp tục tìm đến địa chỉ là các mã bất động sản, nhất là các mã vừa và nhỏ, giúp hàng loạt mã tăng mạnh, trong đó có nhiều mã tăng trần.

Tuy nhiên, 3 mã lớn nhất thị trường là VIC, ROS và NVL lại giảm giá, khiến VN-Index chìm trong sắc đỏ trong phiên sáng nay, dù số mã tăng chiếm ưu thế so với số mã giảm.

Bước vào phiên giao dịch chiều, dòng tiền tiếp tục chảy mạnh ồ ạt vào các mã bất động sản, giúp hàng loạt mã khác cũng tăng trần theo FLC, HQC, QCG, SCR, TDH, VCG… trong phiên sáng, như HDC, IDI, LHG, UDC, CDO.

Con sóng của nhóm bất động sản đã lan ra các mã khác trong phiên chiều, giúp nhiều mã khác cũng tăng trần theo như SHI, SHA, ANV, HAI trên HOSE, hay ACM, PVX, CMI, DCS, KSQ, SPI, SSM, VC6… trên HNX.

Xét về thanh khoản, FLC, HQC, SCR, DXG và DLG vẫn là những mã có thanh khoản lớn nhất sàn HOSE với tổng khối lượng khớp đạt lần lượt 26,15 triệu đơn vị, 19,2 triệu đơn vị, 8,65 triệu đơn vị, 6,98 triệu đơn vị và 6,84 triệu đơn vị.

Trong đó, ngoại trừ DXG không có sắc tím, 4 mã còn lại đều đang còn dư mua giá trần rất lớn.

HAI lình xình trong phiên sáng, cũng đã được kéo thẳng lên mức giá trần 4.010 đồng trong phiên chiều với tổng khớp 2,36 triệu đơn vị và còn dư mua trần lớn.

Trong khi đó, sức ép đè nặng lên thị trường vẫn đến từ các mã lớn như VNM, nhóm ngân hàng, dầu khí, bia, VIC, NVL, ROS.

Dòng tiền chảy mạnh giúp thanh khoản thị trường trong phiên đầu tuần mới tăng mạnh với tổng giá trị giao dịch trên 2 sàn lên gần 6.000 tỷ đồng.

Tuy nhiên, dù đã có cú đảo chiều ngoạn mục trong phiên chiều, bứt mạnh từ sát ngưỡng 723 điểm lên trên tham chiếu, nhưng cuối cùng, trước sức ép lớn của các mã lớn, VN-Index vẫn không thể giữ được sắc xanh khi chốt phiên giao dịch đầu tuần mới.

Cụ thể, kết thúc phiên hôm nay, VN-Index giảm 0,02 điểm (-0,00%), đứng ở mức 725,35 điểm với 154 mã tăng và 114 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 240,9 triệu đơn vị, giá trị 4.826,87 tỷ đồng, trong đó giao dịch thỏa thuận đóng góp 15,68 triệu đơn vị, giá trị 458,4 tỷ đồng.

Diễn biến VN-Index phiên 15/5
Diễn biến VN-Index phiên 15/5

Trái ngược với VN-Index, HNX-Index lại có cú bật mạnh trong phiên chiều và đóng cửa ở mức cao nhất ngày với mức tăng 0,59 điểm (+0,66%), lên 90,98 điểm. Độ rộng trên sàn này lại cân bằng hơn với ưu thế nhỉnh hơn một chút về sắc đỏ khi có 79 mã tăng và 81 mã giảm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 63,8 triệu đơn vị, giá trị 705 tỷ đồng, tăng hơn 27% so với phiên trước đó và là phiên có thanh khoản cao nhất kể từ phiên 21/4. Giao dịch thỏa thuận có thêm 484.715 đơn vị, giá trị 13 tỷ đồng.

Trên HNX, chỉ còn ACB giảm nhẹ, còn SHB trở lại mức tham chiếu 6.700 đồng với 8,2 triệu đơn vị được khớp, cao nhất trên HNX.

Trong khi đó, VCG, KLF, SVN, KHB, PVX vẫn còn dư mua trần lớn, trong đó VCG được khớp hơn 7,38 triệu đơn vị, KLF được khớp 4,21 triệu đơn vị. Các mã CEO, HUT giao dịch tích cực cả về giá và thanh khoản trong phiên hôm nay.

Trên UPCoM, dù sắc đỏ nhiều hơn sắc xanh, nhưng với đà tăng mạnh của VIB (+7,98%), SSN (+3,79%), VGG (+3,56%), VEF (+6%)…, bất chấp các mã bluechip khác giảm, như HVN giảm 2,06%, VOC (-2%), SWC (-6,67%), FOX (-2,27%), MCH (-1,47%), SDI (-1,34%)…

Trong đó, HVN là mã có thanh khoản tốt nhất với 734.500 đơn vị được sang tay, tiếp đến là PFL với 723.000 đơn vị được chuyển nhượng, đóng cửa tăng 6,67%, lên 1.600 đồng…

Chốt phiên đầu tuần, UPCoM-Index tăng 0,45 điểm (+0,79%), lên 58,05 điểm với 50 mã tăng và 56 mã giảm. Tổng khối lượng giao địch đạt 4,78 triệu đơn vị, giá trị 75,72 tỷ đồng.  Giao dịch thỏa thuận diễn ra sôi động với gần 11 triệu đơn vị, giá trị 289,67 tỷ đồng được chuyển nhượng, chủ yếu là giao dịch 7,3 triệu cổ phiếu VOC, giá trị 227,49 tỷ đồng.