Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Tư, Ngày 24 tháng 04 năm 2024,
Phiên 16/7: VN-Index may mắn thoát hiểm
 
Áp lực bán gia tăng đã khiến VN-Index chủ yếu chìm trong sắc đỏ trong phiên giao dịch buổi chiều, nhưng chỉ số này đã may mắn thoát hiểm trong tích tắc.
Diễn biến VN-Index phiên ngày 16/7
Diễn biến VN-Index phiên ngày 16/7

Trong phiên sáng, sau khi tăng tốt lên trên ngưỡng 917 điểm nửa đầu phiên, áp lực chốt sớm diễn ra ở một số mã tăng tốt 2 phiên vừa qua đã khiến VN-Index lùi thẳng về sát mốc tham chiếu. Tín hiệu này gây lo ngại cho nhà đầu tư về diễn biến trong phiên chiều của thị trường.

Những lo ngại này đã trở thành sự thật khi VN-Index nhanh chóng bị đẩy xuống dưới tham chiếu chỉ ít phút sau khi bước vào phiên giao dịch chiều. Sau đó, chỉ số này giằng co trong biên độ hẹp 905 - 912 điểm, nhưng chủ yếu là giao dịch trong sắc đỏ. Áp lực bán khiến nhiều mã quay đầu giảm giá, đặc biệt là đà giảm mạnh tại VHM khiến VN-Index rung lắc.

Khi nhà đầu tư đã nghỉ đến phiên điều chỉnh sau 2 phiên tăng liên tiếp của thị trường thì chỉ số này may mắn thoát hiểm trong tích cực trong đợt khớp lệnh ATC nhờ sự hỗ trợ của VNM và một số mã lớn khác.

Cụ thể, chốt phiên đầu tuần mới, VN-Index tăng nhẹ 1,39 điểm (+0,15%), lên 911,11 điểm với 154 mã tăng và 107 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 136,24 triệu đơn vị, giá trị 3.476,66 tỷ đồng, giảm nhẹ 3% về khối lượng, nhưng tăng tới 21% về giá trị so với phiên cuối tuần qua. Tuy nhiên, giá trị giao dịch tăng mạnh hôm nay chủ yếu đến từ giao dịch thỏa thuận của một số mã lớn. Cụ thể, phiên hôm nay, giao dịch thỏa thuận đóng góp 25,36 triệu đơn vị, giá trị 1.216,55 tỷ đồng, trong đó VIC đóng góp 5,85 triệu đơn vị, giá trị 576,23 tỷ đồng và VNM đóng góp 0,72 triệu đơn vị, giá trị 119,9 tỷ đồng, NVL đóng góp 2,44 triệu đơn vị, giá trị 122 tỷ đồng, EIB đóng góp 7 triệu đơn vị, giá trị 93,32 tỷ đồng.

Trong khi đó, trong phiên khớp lệnh VIC chỉ được khớp hơn 1 triệu đơn vị và đóng cửa giảm 0,49%, xuống 102.500 đồng. Trong khi “người anh em” VHM lại giảm mạnh 3,02%, xuống mức thấp nhất ngày 106.000 đồng với chỉ chưa tới 100.000 đơn vị được khớp.

Cũng có sắc đỏ khi đóng phiên trong Top 10 mã vốn hóa lớn nhất sàn HOSE còn có GAS, SAB và MSN, nhưng mức giảm rất khiêm tốn, chưa tới 1%. Trong khi đó, VNM tăng 1,02%, lên 168.000 đồng, VCB tăng nhẹ 0,18%, lên 54.900 đồng, CTG tăng 0,88%, lên 22.800 đồng, BID tăng 2,77%, lên 24.150 đồng.

Các mã khác trong nhóm cổ phiếu lớn và bluechip cũng chỉ dao động trong phiên độ hẹp quanh tham chiếu trong phiên hôm nay, ngoại trừ PNJ tăng mạnh 6,24%, lên 90.300 đồng. MBB tăng 2,88%, lên 24.400 đồng với 6,7 triệu đơn vị được khớp, đứng thứ 3 về thanh khoản sau 2 mã penny FLC và HAG.

Trong phiên chiều, do không còn lực cung, nên HAG dừng lại ở tổng khớp 8,96 triệu đơn vị, còn dư mua giá trần (5.720 đồng) tới hơn 3 triệu đơn vị. Trong khi đó, FLC vượt qua HAG trở thành mã có thanh khoản tốt nhất sàn HOSE với 9,3 triệu đơn vị được khớp, đóng cửa tăng 2,2%, lên 5.110 đồng, thấp hơn phiên sáng.

Một mã ngân hàng khác là CTG cũng có thanh khoản tốt với 5,1 triệu đơn vị được khớp, trong khi “người anh em” của HAG là HNG đứng ở vị trí tiếp theo về thanh khoản với 5,09 triệu đơn vị được khớp, đóng cửa tăng 2,99%, lên 12.050 đồng.

Với các mã có sắc tím, ngoài HAG, EVG và AGR  giữ được mức trần từ phiên sáng, trong phiên chiều còn xuất hiện thêm LDG khi tăng lên 11.300 đồng với 0,9 triệu đơn vị được khớp và còn dư mua giá trần.

AMD tiếp tục hạ độ cao khi chỉ còn tăng 5,3%, lên 3.780 đồng, dù phiên sáng có lúc leo lên mức trần 3.840 đồng. Trong khi đó, TLD lại đảo chiều ngoạn mục từ mức sàn 9.680 đồng của phiên sáng, lên mức 10.500 đồng (+0,97%) khi đóng cửa phiên chiều.

Trong khi đó, trên HNX, dù cũng giằng co nhẹ trong phiên chiều, nhưng HNX-Index không một lần xuyên qua mốc tham chiếu, mà chỉ lình xình quanh mức giá đóng cửa của phiên sáng.

Chốt phiên, HNX-Index tăng 0,49 điểm (+0,48%), lên 103,01 điểm với 90 mã tăng và 63 mã giảm. Tổng khối lương giao dịch đạt 37 triệu đơn vị, giá trị 443,37 tỷ đồng, tăng 10,8% về khối lượng và 4% về giá trị so với phiên trước đó. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 9,48 triệu đơn vị, giá trị 27,89 tỷ đồng.

Đà tăng của HNX-Index được giữ vững nhờ sự hỗ trợ của 3 mã lớn nhất sàn này là ACB (+0,88%, lên 34.500 đồng), VCS (+1,51%, lên 93.900 đồng) và SHB (+1,3%, lên 7.800 đồng). Trong đó, ACB và SHB là 2 mã có thanh khoản lớn nhất sàn với trên dưới 3,7 triệu đơn vị mỗi mã. Tiếp theo về thanh khoản là VGC với 2,24 triệu đơn vị, nhưng mã này lại đóng cửa giảm khá mạnh 3,3% xuống 17.600 đồng.

Các mã tăng tốt khác là PGS tăng 4,38%, lên 33.400 đồng và HUT tăng 6,25%, lên 5.100 đồng, còn lại đều lình xình quanh tham chiếu.

Tuy nhiên, hôm nay trên sàn HNX cũng chứng kiến nhiều cổ phiếu nhỏ nổi sóng như MBG, ACM, AAV, KVC, PVV, HNM…

Trên UPCoM, chỉ số chính trên sàn này chỉ lình xình sát mốc tham chiếu và đóng cửa gần như không đổi.

Cụ thể, UPCoM-Index tăng nhẹ 0,03 điểm (+0,06%), lên 49,3 điểm với 72 mã tăng và 59 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 10,5 triệu đơn vị, giá trị 141 tỷ đồng, trong đó giao dịch thỏa thuận đóng góp 1,54 triệu đơn vị, giá trị 21,76 tỷ đồng.

Trên sàn này, ART tiếp tục có giao dịch sôi đông khi khi có thêm gần 2 triệu đơn vị được khớp trong phiên chiều, nâng tổng khớp lên hơn 4 triệu đơn vị, nhưng đóng cửa giảm 6,9%, xuống 13.500 đồng.

Ngoài ART, chỉ có thêm LBP được khớp trên 1 triệu đơn vị và đóng cửa tăng 2,94%, lên 10.500 đồng. Các mã còn lại chỉ giao dịch trong biên độ hẹp với thanh khoản thấp.

Diễn biến các cổ phiếu cần quan tâm tuần qua: Đi ngược thị trường, DWG và CII cùng bật tăng 9%
Thị trường giảm tuần thứ 5 liên tiếp với thanh khoản cạn kiệt dần. Nhưng mức giảm của VN-Index không lớn, thậm chí HNX-Index còn tăng điểm.
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư