Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 26 tháng 04 năm 2024,
Phiên 25/7: Penny nổi sóng
 
Không chỉ “nhóm FLC”, hàng loạt cổ phiếu nhỏ khác cũng đua sắc tím trong phiên giao dịch chiều nay, nhưng VN-Index lại lao mạnh và đóng cửa ở mức thấp nhất ngày do bị các mã lớn ép.
Diễn biến VN-Index phiên ngày 25/7
Diễn biến VN-Index phiên ngày 25/7

Trong 2 tuần giao dịch gần đây, dòng tiền đang chuyển hướng vào các mã cổ phiếu penny, giúp cho nhóm cổ phiếu này thay nhau khởi sắc. Đặc biết, cặp đôi HAG và HNG đã có chuỗi tăng giá ấn tượng trong thời gian qua.

Trong phiên giao dịch sáng nay, nhóm cổ phiếu nhỏ tiếp tục có sức hút lớn, trong khi cặp đôi cổ phiếu của bầu Đức gặp chút khó khăn do áp lực chốt lời, cũng như thông tin lũ quét tại Aptapeu (Lào) - nới HAG có đầu tư về trồng cao su và sân bay, thì nhóm cổ phiếu “FLC” và ASM lại thay thế dẫn dắt dòng tiền.

Tuy nhiên, nhóm cổ phiếu lớn lại có sự phân hóa khiến VN-Index giằng co và chỉ may mắn có được sắc xanh nhạt trước khi bước vào giờ nghỉ trưa.

Trong phiên giao dịch chiều, lực cầu cuối phiên sáng còn tồn dư giúp VN-Index nới đà tăng trong ít phút đầu, nhưng sau đó chỉ số này nhanh chóng quay đầu giảm. Sau khi cầm cự được khoảng 1 tiếng đồng hồ, sực cung mạnh tại nhóm cổ phiếu lớn đã ép chỉ số này lao thẳng về mức đáy của ngày khi đóng cửa phiên hôm nay, bất chấp sóng penny lan rộng.

Cụ thể, chốt phiên 25/7, VN-Index giảm 6,50 điểm (-0,70%), xuống 927,56 điểm với 147 mã tăng và 137 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 232,72 triệu đơn vị, giá trị 4.592,5 tỷ đồng, tăng 14% về khối lượng, nhưng chỉ tăng nhẹ hơn 1% về giá trị. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 30,83 triệu đơn vị, giá trị 1.273,26 tỷ đồng, với đóng góp lớn từ HPX (334,6 tỷ đồng, 12,48 triệu đơn vị), NVL (128 tỷ đồng, 2,26 triệu đơn vị), VRE (178,8 tỷ đồng, 4,26 triệu đơn vị)…

Việc thanh khoản tăng mạnh hơn giá trị trong phiên giao dịch hôm nay là bởi dòng tiền hướng chủ yếu tới nhóm cổ phiếu penny có thị giá thấp. Trong đó, sau khi để cho các “đàn em trong gia đình” xuất phát trước, FLC cũng đã theo kịp khi đóng cửa ở mức trần 5.980 đồng với 26,85 triệu đơn vị được khớp, đứng đầu sàn HOSE và còn dư mua giá trần tới 12,35 triệu đơn vị.

Các mã khác trong “gia đình FLC” cũng có sắc tím là HAI lên 3.950 đồng với 5,38 triệu đơn vị, AMD lên 4.110 đồng với 4,68 triệu đơn vị. Trên HNX là KLF lên 2.300 đồng với 9,37 triệu đơn vị, cũng đứng đầu về thanh khoản trên sàn này và còn dư mua giá trần hơn 12,5 triệu đơn vị.

Tuy nhiên, không phải ai trong “gia đình này” có được niềm vui khi ROS giảm 3,48%, xuống 43.000 đồng, còn trên UPCoM, ART sau chuỗi tăng trần 5 phiên liên tiếp (giá đóng cửa) đã bị chốt lời mạnh hôm nay, đóng cửa ở mức sàn 12.500 đồng. Tuy nhiên, mã này cũng có giao dịch sôi động với 3,12 triệu đơn vị được khớp và cũng dẫn đầu trên sàn UPCoM.

Ngoài “nhóm FLC”, trên sàn HOSE hôm nay cũng có nhiều mã nhỏ khác nổi sóng như DLG tăng trần lên 2.950 đồng với 3,29 triệu đơn vị, OGC tăng trần lên 1.930 đồng với 2,35 triệu đơn vị, QCG tăng trần lên 9.540 đồng với 1,55 triệu đơn vi, HAR lên 5.880 đồng với gần 1 triệu đơn vị và còn dư mua giá trần, GTN tăng trần lên 11.900 đồng với 3,77 triệu đơn vị, FTM lên 18.950 đồng, AGR lên 3.780 đồng…

Dù chịu áp lực chốt lời và có thông tin không tích cực từ Lào, nhưng cặp đôi HAG và HNG vẫn giữ được sự cân bằng, trong đó HAG tiếp tục tăng nhẹ, còn HNG cũng chỉ giảm nhẹ, thanh khoản đứng ở mức cao. HAG khớp 19,47 triệu đơn vị, đứng sau FLC, còn HNG khớp 4,41 triệu đơn vị.

Cũng có mức tăng mạnh và thanh khoản tốt là ASM với 8,4 triệu đơn vị, tăng 2,84%, lên 12.700 đồng…

Trong khi đó, nhóm cổ phiếu lớn lại đa số quay đầu giảm giá, ngoại trừ TCB tăng 1,33%, lên 26.750 đồng, MSN dù có sắc xanh, nhưng độ cao đã hạ đáng kể khi chỉ còn tăng 0,28%, lên 35.500 đồng, trong khi phiên sáng còn tăng hơn 4%. Một số sắc xanh khác tại NVL, HPG, BVH, FPT, nhưng cũng chỉ nhạt nhòa và không thể đối trọng lại với sắc đỏ tại hàng loạt mã khác, trong đó có nhiều mã giảm mạnh.

Cụ thể, VCB giảm 2,98%, xuống 55.300 đồng, CTG giảm 3,18%, xuống 22.800 đồng, BID giảm 4,84%, xuống 23.600 đồng, BHN giảm 4,31%, xuống 82.200 đồng, MBB giảm 2,65%, xuống 22.000 đồng, SSI giảm 3,28%, xuống 26.500 đồng.

Ngoài ra, sắc đỏ cũng xuất hiện tại VIC, GAS, SAB, VRE, VJC, PLX, VPB, MWG, HDB, STB, TPB…, còn VHM và VNM may mắn giữ được mức tham chiếu.

Trên HNX, chỉ số chính của sàn này lại lao mạnh ngay khi bước vào phiên chiều và cũng chốt ngày ở mức thấp nhất.

Cụ thể, HNX-Index giảm 1,96 điểm (-1,86%), xuống 103,58 điểm với 85 mã tăng và 92 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 47 triệu đơn vị, giá trị 482,75 tỷ đồng, giảm 21% về khối lượng và 30,5% về giá trị so với phiên hôm qua. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 1,97 triệu đơn vị, giá trị 23 tỷ đồng.

Việc HNX giảm mạnh trong phiên hôm nay đến từ sức ép từ các mã lớn, khi trong Top 10 mã vốn hóa lớn nhất sàn chỉ có duy nhất PHP tăng 1,77%, lên 11.500 đồng, còn lại đều chìm trong sắc đỏ.

Trong đó, ACB giảm 3,41%, xuống 37.500 đồng, VCS giảm 1,58%, xuống 87.200 đồng, SHB giảm 1,25%, xuống 7.900 đồng, VGC giảm 4,86%, xuống 17.600 đồng, PVS giảm 1,14%, xuống 17.400 đồng, VCG giảm 1,81%, xuống 16.300 đồng. Ngoài ra, các mã giảm mạnh khác còn phải kể đến CEO, PTI, SHS, TV2…

Trong đó, ACB và SHB là 2 mã có thanh khoản tốt nhất trong nhóm này với hơn 4,4 triệu đơn vị được khớp mỗi mã, đứng sau KLF.

Trong nhóm cổ phiếu nhỏ, ngoài KLF, PVX cũng nỗi sóng khi đóng cửa ở mức trần 1.300 đồng với 4,34 triệu đơn vị được khớp và còn dư mua giá trần. SPI cũng có sắc tím, nhưng thanh khoản thấp và không phản ánh đúng quan hệ cung cầu. Trong khi đó, nhiều mã khác lại giảm sàn như MBG, DS3, VAT…

Trên sàn UPCoM, sau khi lình xình trong nửa đầu phiên, chỉ số UPCoM-Index đã nới dần đà giảm trong nửa cuối phiên chiều, nhưng may mắn thoát được mức đáy của ngày.

Chốt phiên, UPCoM-Index giảm 0,12 điểm (-0,24%), xuống 49,93 điểm với 83 mã tăng và 83 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 17 triệu đơn vị, giá trị 258 tỷ đồng, trong đó giao dịch thỏa thuận đóng góp 4 triệu đơn vị, giá trị 105 tỷ đồng.

Trên sàn này, ngoài ART như đã đề cập ở trên, chỉ có thêm 3 mã có tổng khớp trên 1 triệu đơn vị là LPB, POW và PFL với khối lượng lần lượt đạt 2,16 triệu đơn vị, 1,13 triệu đơn vị và 1,14 triệu đơn vị. Trong đó, LPB đóng cửa tăng 4,1%, lên 10.200 đồng, còn POW và PFL đóng cửa ở mức tham chiếu 12.600 đồng và 900 đồng.

Các mã lớn đáng chú ý khác có sự phân hóa, nhưng mức biến động giá không lớn, chỉ xoay quanh mức tham chiếu.

Thị trường chứng khoán: Mảng tối "chứng trường"
Sau 18 năm, thị trường chứng khoán Việt Nam đã đạt được những bước tiến về mọi mặt. Tuy nhiên, vẫn còn đó không ít mảng tối cần nhìn...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư