Với lực cầu khá tốt, nhiều nhà đầu tư kỳ vọng thị trường sẽ tiếp tục khởi sắc trong phiên chiều, giúp VN-Index chinh phục lại được ngưỡng kháng cự 745 điểm.

Diễn biến trong ít phút giao dịch đầu của phiên chiều càng củng cố thêm cho kỳ vọng này khi VN-Index nới rộng đà tăng, vượt qua ngưỡng 745 điểm với lực cầu vẫn duy trì ổn định, nhất là tại nhóm ngân hàng, VNM và một số mã lớn khác.

Tuy nhiên, đây vẫn đang là ngưỡng cản mạnh với VN-Index trong thời điểm hiện tại. Do đó, khi vừa chớm vượt qua ngưỡng này, lực bán đã gia tăng, khiến VN-Index quay đầu hạ nhiệt. Tuy nhiên, nhờ sự vững vàng của nhóm cổ phiếu lớn như VNM, ngân hàng, GAS, MSN, PLX, VN-Index vẫn giữ được sắc xanh khi chốt phiên chiều, dù mức đóng cửa thấp hơn chút ít so với phiên sáng.

Cụ thể, chốt phiên đầu tuần, VN-Index tăng 4,68 điểm (+0,63%), lên 743,49 điểm với 136 mã tăng, 122 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 218,6 tỷ đồng, giá trị 5.176,3 tỷ đồng, trong đó giao dịch thỏa thuận đóng góp 60,67 triệu đơn vị, giá trị tới 1.600 tỷ đồng. Nếu như phiên sáng, giao dịch thỏa thuận đáng chú ý với STB, thì phiên chiều, đột biến đến từ VIC khi mã này có hơn 17,26 triệu đơn vị được sang tay, tương đương giá trị 701 tỷ đồng.

Diễn biến VN-Index phiên 5/6
Diễn biến VN-Index phiên 5/6

Nhóm khoáng sản vẫn duy trì được đà tăng tốt của mình khi lực cung không có nhiều, trong khi nhóm ngân hàng, nếu VCB, BID nới rộng đà tăng, thì CTG, MBB, STB thu hẹp lại so với phiên sáng, EIB trở về tham chiếu.

VNM tăng 1,86%, lên 153.700 đồng, có lúc đã lên mức 155.500 đồng. PLX cũng tăng 2,35%, lên 61.100 đồng, GAS tăng 1,65%, lên 55.200 đồng, MSN tăng 1,14%, lên 44.300 đồng  (mức giá cao nhất ngày)… Trong khi đó, ROS, HPG, SSI, HCM, PVD, VJC, GMD lại đóng cửa trong sắc đỏ.

Tuy nhiên, đáng chú ý trong phiên chiều nay là cặp đôi HAG và HNG khi bị bán ồ ạt, đẩy cả 2 xuống mức sàn 8.300 đồng và 10.150 đồng. Trong đó, lực cung của HAG còn đến từ khối ngoại khi bán ròng hơn 2 triệu cổ phiếu.

Chốt phiên, HAG được khớp 11,3 triệu đơn vị, cao nhất sàn HOSE, trong khi HNG được khớp 4,7 triệu đơn vị, đứng ở vị trí thứ 8.

Cũng bị bán mạnh trong phiên hôm nay còn có TNI khi đứng yên ở mức sàn 10.450 đồng từ đầu phiên sáng với lượng dư bán sàn và ATC rất lớn, trong phiên chiều còn có thêm LDG khi xuống mức sàn 14.200 đồng với 1,53 triệu đơn vị và cũng còn dư bán sàn.

Các mã thị trường khác như HQC, SCR, DLG, KBC, FIT, HHS, MCG, cũng đóng cửa trong sắc đỏ, trong khi đà tăng của FLC cũng không được duy trì khi kết thúc phiên.

Trên HNX, chỉ số HNX-Index cũng chịu rung lắc trong phiên chiều do áp lực bán gia tăng và không còn giữ được mốc 95 điểm. Dù vậy, nhờ sự hỗ trợ của nhóm ngân hàng, bất động sản và đà tăng vững của nhóm khoáng sản, chỉ số này vẫn có được sắc xanh trong phiên đầu tuần.

Cụ thể, đóng cửa, HNX-Index tăng 0,39 điểm (+0,41%), lên 94,75 điểm với 90 mã tăng và 84 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch khớp lệnh đạt 59,88 triệu đơn vị, giá trị 544,74 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm hơn 5 triệu đơn vị, giá trị 62 tỷ đồng.

Trên sàn này, ACB, SHB vẫn duy trì đà tăng, nhưng chỉ tăng 1 bước giá, trong đó SHB được khớp 14,93 triệu đơn vị, lớn nhất thị trường. Nhóm bất động sản với các mã như CEO, VCG, NDN, VC3 cũng duy trì đà tăng tốt.

Trong khi đó, ngoài nhóm khoáng sản, KLF, HKB, phiên chiều còn chứng kiến sắc tím xuất hiện tại BII, DL1, SCJ.

Trong khi đó, chỉ số UPCoM-Index chủ yếu lình xình đi ngang trong phiên chiều và chốt phiên tăng 0,14 điểm (+0,25%), lên 57,91 điểm với 5,46 triệu cổ phiếu được khớp, giá trị 85,53 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm hơn 238.000 đơn vị, giá trị 10,9 tỷ đồng.

DRI đã được kéo thẳng lên mức trần 12.500 đồng nhờ lực cầu gia tăng thêm trong phiên chiều. Đóng cửa mã này có tổng khớp đạt 1,18 triệu đơn vị, lớn nhất sàn UPCoM.

MSR và DVN cũng duy trì được đà tăng tốt và thanh khoản tích cực trong phiên chiều với mức tăng lần lượt đạt 6,71%, khớp 679.300 đơn vị và 5,98%, khớp 615.300 đơn vị.

Tuy nhiên, đột biến trong phiên chiều phải kể đến SBS. Từ mức tham chiếu của phiên sáng, SBS đóng cửa ở mức trần 1.400 đồng với 532.200 đơn vị được khớp, đứng thứ 4 sau DRI, MSR và DVN.