Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Hai, Ngày 12 tháng 08 năm 2024,
Phiên 6/9: Ồ ạt bán ra, VN-Index tiếp tục giảm sâu
Trong bối cảnh áp lực bán gia tăng mạnh, còn sức cầu quá dè dặt, việc VN-Index có thêm một phiên giảm sâu là điều khó tránh, đi kèm với đó là thanh khoản giảm mạnh.
Diễn biến VN-Index phiên ngày 6/9
Diễn biến VN-Index phiên ngày 6/9

Sau phiên giảm mạnh trước đó, VN-Index mở cửa phiên sáng nay với sắc xanh khi lực cầu tỏ ra khá tích cực, nhất là tại nhóm cổ phiếu bluechips. Tuy nhiên, sắc xanh này không giữ được lâu khi áp lực bán gia tăng sau đó. VN-Index không giảm mạnh chủ yếu nhờ nhóm cổ phiếu bluechips hoạt động khá tích cực, nhất là trong thời điểm cuối phiên.

Những tưởng lực đỡ giá cuối phiên sáng sẽ giúp VN-Index tiếp tục hồi phục trong phiên chiều, nhưng ngay sau giờ nghỉ trưa, lực bán nhanh chóng được tung vào thị trường, kéo VN-Index lùi nhanh về vùng 960 điểm.

Lúc này, một nhịp hồi nhẹ xuất hiện như để dò xét động thái. Song, khác với phiên sáng, lực cầu thận trọng một cách bất ngờ khiến nhà đầu tư không đủ kiên nhẫn mà đẩy bán dứt khoát hơn. Trong bối cảnh áp lực bán gia tăng mạnh, còn sức cầu quá dè dặt, việc VN-Index chính thức có thêm một phiên giảm sâu là điều khó tránh, cùng với đó là sự sụt giảm mạnh của thanh khoản.

Đóng cửa, với 180 mã giảm và 112 mã tăng, VN-Index giảm 10,25 điểm (-1,06%) xuống 958,19 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 160,38 triệu đơn vị, giá trị 3.554,05 tỷ đồng, giảm 11,4% về khối lượng và 16,4% về giá trị so với phiên 5/9. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 18 triệu đơn vị, giá trị gần 561 tỷ đồng.

Áp lực bán mạnh khiến nhóm cổ phiếu bluechips đa phần giảm điểm. Trong top 10 mã vốn hóa lớn nhất, có tới 8 mã giảm, trong đó tác động tiêu cực nhất đến chỉ số là cổ phiếu họ Vingroup khi VIC -3,4% về 98.000 đồng, VHM -1% về 105.000 đồng, VRE -0,7% về 36.550 đồng.

Tương tự là nhóm cổ phiếu ngân hàng khi đồng loạt giảm điểm như TCB -3,9% về 36.550 đồng; CTG -0,6% về 25.900 đồng, VCB -0,5% về 60.300 đồng, BID -1,1% về 32.750 đồng; VPB -3% về 24.600 đồng; HDB -1,4% về 36.500 đồng; MBB -1,3% về 22.450 đồng...

Ngoài ra, VNM - 2,7% về 122.100 đồng, VJC -1,7% về 147.000 đồng, PNJ -1,5% về 24.600 đồng... qua đó tạo gánh nặng lên chỉ số.

Rổ VN30 chỉ còn chưa đây chục mã tăng, trong đó tăng tốt chỉ có MSN +1,9% lên 94.800 đồng, NVL +2,2% lên 65.000 đồng.

Về thanh khoản, rổ VN30 có 13 mã khớp lệnh trên 1 triệu đơn vị, trong đó VPB khớp lệnh cao nhất với 6,5 triệu đơn vị. Các mã MBB, HPG, SBT, STB và CTG khớp từ 3-4 triệu đơn vị.

Sắc đỏ cũng chiếm ưu thế trong nhóm cổ phiếu thị trường trước áp lực bán mạnh. Tuy nhiên, khá nhiều mã nóng tăng điểm như FLC, ASM, HQC, IDI, GTN, KBC..., thậm chí OGC, TTF, VOS còn tăng trần.

FLC khớp 8,77 triệu đơn vị, tăng 0,7% lên 6.150 đồng. ASM khớp 6,69 triệu đơn vị, tăng 2,7% lên 13.100 đồng. OGC khớp 6,47 triệu đơn vị, tăng 6,7% lên 3.190 đồng. TTF khớp 3,47 triệu đơn vị, tăng 6,8% lên 4.260 đồng và cũng là phiên trấn thứ 2 liên tiếp. Với VOS là phiên trần thứ 4 liên tục lên 1.900 đồng (+6,7%), khớp lệnh 1,36 triệu đơn vị.

Ngược lại, cặp đôi HAG-HNG cùng giảm điểm. HAG giảm 6,3% về 6.090 đồng. HNG giảm 0,8% về 17.750 đồng. HAG khớp lệnh 10,33 triệu đơn vị, dẫn đầu sàn; HNG khớp 1,8 triệu đơn vị.

Trên sàn HNX, sắc xanh của sàn này chịu thử thách lớn khi liên tục trồi sụt, thậm chí suýt giảm điểm cuối phiên trước sức ép bán mạnh. Tuy nhiên, nhờ một số mã trụ giảm không mạnh, trong khi những trụ tăng vẫn giữ được phong độ nên chỉ số HNX-Index may mắn giữ được sắc xanh.

Đóng cửa, với 78 mã tăng và 80 mã giảm, HNX-Index tăng 0,01 điểm (+0,01%) lên 110,48 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 37,79 triệu đơn vị, giá trị hơn 547 tỷ đồng, giảm 11% về khối lượng và 19% về giá trị so với phiên 5/9. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 1,7 triệu đơn vị, giá trị 23 tỷ đồng.

Các mã ACB, PVS, HUT, SHS cùng đứng giá, trong khi VGC, VCG, NDN, DBC, NTP, PVC... đều tăng tốt. PVS khớp 4,15 triệu đơn vị. ACB khớp 3,1 triệu đơn vị. VGC +2,7% lên 18.900 đồng, khớp lệnh 3,2 triệu đơn vị. VCG +1,7% lên 17.500 đồng, khớp lệnh 1,03 triệu đơn vị.

SHB giảm 1,2% về 8.200 đồng và khớp 4,28 triệu đơn vị, dẫn đầu sàn.

Mã NVB tăng 1,2% lên 8.400 đồng và nằm trong số 9 mã thanh khoản cao nhất sàn với 1,4 triệu đơn vị được khớp.

DS3 tăng trần lên 4.100 đồng (+7,9%) và khớp 1,05 triệu đơn vị.

Trên sàn UPCoM, áp lực bán trên 2 sàn niêm yết khiến chỉ số sàn nhiều thời điểm giảm sâu dưới tham chiếu. Tuy nhiên, đều có sự hồi phục đáng kể về cuối phiên nên mức giảm không quá mạnh.

Đóng cửa, với 74 mã tăng và 76 mã giảm, UPCoM-Index giảm 0,07 điểm (-0,13%) về 50,91 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 7,18 triệu đơn vị, giá trị 140 tỷ đồng, giảm 25% về khối lượng, nhưng tăng 8% về giá trị so với phiên 5/9. Giao dịch thỏa thuận đóng góp 2,2 triệu đơn vị, giá trị gần 45 tỷ đồng.

Phiên này, HVN và BSR là 2 mã có thanh khoản tốt nhất sàn khi cùng khớp hơn 1,1 triệu đơn vị, nhưng đều giảm điểm. HVN giảm 4,1% về 37.000 đồng. BSR giảm 0,6% về 16.700 đồng. Nhiều mã lớn khác cũng giảm điểm như  LPB, OIL, DVN, QNS, VIB, MSR...

Không nhiều mã lớn tăng giá, trong đó có POW, VEA, MCH...

Thị trường chứng khoán: Quyết đánh chiếm mốc 1.000 điểm
Sau kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 và tháng Ngâu cũng chỉ còn kéo dài vài ngày nữa sẽ kết thúc, điều nhà đầu tư quan tâm là diễn biến thị trường...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư