-
500 triệu đồng nên đầu tư thế nào để tối ưu lợi nhuận? -
Tập đoàn Bamboo Capital (BCG) mua lại gần 400 tỷ đồng trái phiếu trước hạn -
Ra mắt SSI Digital Ventures, đặt mục tiêu giải ngân 10 triệu USD năm 2025 -
Sôi động huy động vốn đầu năm 2025 -
Tự doanh và môi giới kéo sụt lợi nhuận của Chứng khoán Bảo Việt -
Lợi nhuận năm 2024 của EVNFinance vượt 20% kế hoạch
Sau 4 phiên liên tiếp điều chỉnh khá sâu, thị trường đã có những tín hiệu tích cực trong phiên giao dịch sáng cuối tuần. Mặc dù vẫn còn những nhịp điều chỉnh do lực bán vẫn còn khá lớn trong khi lực cầu còn thận trọng, nhưng đà tăng mạnh của “ông lớn” VNM và sự trở lại của dòng bank đã giúp thị trường tạm chốt phiên trên mốc tham chiếu.
Trái với sự giằng co và diễn biến lình xình trong phiên sáng, bước sang phiên chiều, lực cầu giá cao nhanh chóng nhập cuộc và tập trung vào nhóm cổ phiếu bluechip đã giúp thị trường tiếp tục bứt tốc.
Sắc xanh từ nhóm cổ phiếu bluechip và vốn hóa lớn đã lan rộng ra thị trường, đã “chắp cánh” giúp thị trường bay cao trong phiên cuối tuần. Chỉ số VN-Index tăng hơn 10 điểm và tiến sát mốc 970 điểm khi kết phiên.
Đóng cửa, sàn HOSE có 190 mã tăng và 94 mã giảm, chỉ số VN-Index tăng 10,71 điểm (+1,12%) lên 968,9 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 169,34 triệu đơn vị, giá trị 3.419,73 tỷ đồng, tăng 5,59% về lượng nhưng giảm nhẹ 3,78% về giá trị so với phiên hôm qua.
Giao dịch thỏa thuận đạt 16,75 triệu đơn vị, giá trị 304,89 tỷ đồng, trong đó SAM thỏa thuận hơn 4,6 triệu đơn vị, giá trị 32,94 tỷ đồng; TCB thỏa thuận hơn 1 triệu đơn vị, giá trị 25,91 tỷ đồng; EIB thỏa thuận 1,44 triệu đơn vị, giá trị hơn 12,8 tỷ đồng…
Diễn biến VN-Index phiên 7/9 |
Tương tự, trên sàn HNX, chỉ số HNX-Index cũng được kéo lên cao nhờ sự hỗ trợ tích cực từ nhóm cổ phiếu bluechip. Kết phiên, HNX-Index tăng 1,29 điểm (+1,17%) lên 111,77 điểm với tổng khối lượng giao dịch đạt 37,98 triệu đơn vị, giá trị hơn 486 tỷ đồng, giảm 11,15% so với phiên trước. Giao dịch thỏa thuận có thêm 2,2 triệu đơn vị, giá trị 21,63 tỷ đồng.
Trong nhóm VN30 chỉ còn 2 mã đứng dưới mốc tham chiếu là HSG với mức giảm nhẹ chưa tới 0,5%, xuống 10.400 đồng/CP và VIC giảm 0,82% xuống 97.200 đồng/CP; SAB và KDC đứng giá tham chiếu; còn lại các mã đều tăng khá tốt.
Dòng bank có đóng góp khá lớn tiếp sức cho màn nhảy vọt của thị trường khi đồng loạt cùng khởi sắc, cụ thể VCB tăng 2,8% lên 62.000 đồng/CP, CTG tăng 2,3% lên 26.500 đồng/CP, BID tăng 3,5% lên 33.900 đồng/CP, STB tăng 2,3% lên 11.300 đồng/CP, MBB tăng 1,8% lên 22.850 đồng/CP, TCB tăng 1,8% lên 25.250 đồng/CP, HDB tăng 0,4% lên 36.650 đồng/CP.
Bên cạnh đó, trụ cột VNM sau 10 phiên liên tiếp chủ yếu giảm đã bứt mạnh trong phiên hôm nay. Lực cầu hấp thụ mạnh tiếp tục giúp VNM nới rộng đà tăng trong phiên chiều khi kết phiên tăng 4,1% lên mức 127.100 đồng/CP với khối lượng khớp lệnh 882.130 đơn vị.
Ngoài ra, các mã bluechip khác cũng hỗ trợ tốt cho thị trường như VRE tăng hơn 3% lên 37.650 đồng/CP, HPG tăng 2,72% lên 39.700 đồng/CP, PLX tăng 1,04% lên 67.800 đồng/CP, SSI tăng 1,94% lên 31.500 đồng/CP, FPT tăng 1,53% lên 43.000 đồng/CP, cùng sắc xanh ở VJC, GAS, MSN, MWG, NVL…
Ở nhóm cổ phiếu thị trường, nhiều mã cũng đảo chiều khởi sắc như ASM, FLC, DXG, HQC, KBC… Trong đó, ASM tăng 1,5% lên 13.300 đồng/CP và đã chuyển nhượng thành công 11,56 triệu đơn vị, dẫn đầu thanh khoản thị trường.
Đáng chú ý là HAR. Thông tin HĐQT quyết định chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại phường Trường Thạnh, quận 9, TP. HCM, HAR đã tăng kịch trần 7% lên mức giá 5.990 đồng/CP với khối lượng khớp hơn 1,3 triệu đơn vị, sau phiên giảm ngày hôm qua.
Dòng bank trên sàn HNX cũng làm tốt nhiệm vụ nâng đỡ thị trường. Trong đó, ACB tăng 2,14% lên mức giá cao nhất ngày 33.400 đồng/CP và khớp 2,48 triệu đơn vị; còn SHB tăng 1,22% lên 8.300 đồng/CP và khớp 7,88 triệu đơn vị.
PVS vẫn là cổ phiếu thanh khoản tốt nhất sàn HNX với 7,88 triệu đơn vị được khớp lệnh thành công, tuy nhiên chốt phiên PVS giảm nhẹ 0,48% xuống 20.900 đồng/CP.
Trái với 2 sàn chính, diễn biến trên sàn UPCoM có phần trắc trở hơn. Áp lực bán có thời điểm gia tăng khiến thị trường bị đẩy lùi về dưới mốc tham chiếu, tuy nhiên đà hồi phục đã nhanh chóng được lập lại.
Kết phiên, UPCoM-Index tăng 0,1 điểm (+0,19%) lên 51 điểm với tổng khối lượng giao dịch đạt 12,62 triệu đơn vị, giá trị 147,21 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 2,16 triệu đơn vị, giá trị 41,53 tỷ đồng. Trong đó, riêng BAB thỏa thuận 1,13 triệu đơn vị, giá trị 23,14 tỷ đồng.
Trong top 5 cổ phiếu thanh khoản tốt nhất, chỉ có duy nhất LPB giảm nhẹ 1% xuống 9.000 đồng/CP, còn lại đều đóng cửa trong sắc xanh với POW tăng 0,7% lên 14.100 đồng/CP, VGT tăng 6,25% lên 10.200 đồng/CP, BSR tăng 0,6% lên 16.800 đồng/CP, ART tăng 2,67% lên 7.700 đồng/CP.
Khối lượng khớp lệnh của các mã lần lượt là POW với 1,99 triệu đơn vị, LBP với 1,83 triệu đơn vị, VGT với 1,76 triệu đơn vị, BSR với 1,14 triệu đơn vị, ART với hơn 0,58 triệu đơn vị.
-
Tự doanh và môi giới kéo sụt lợi nhuận của Chứng khoán Bảo Việt -
Lợi nhuận năm 2024 của EVNFinance vượt 20% kế hoạch -
Thanh khoản yếu, VN-Index “xanh vỏ đỏ lòng” -
VietinBank hoàn tất chào bán gần 4.000 tỷ đồng trái phiếu đợt 1 -
Góc nhìn TTCK tuần: 20-24/1: Tận dụng rung lắc, giải ngân một phần trước Tết -
Sau nhiều lần "kêu oan", ITA nhận án hủy niêm yết bắt buộc từ HoSE -
Giảm thiểu gian lận thuế kinh doanh qua mạng
- Đáp ứng mọi nhu cầu một điểm chạm, mô hình hệ sinh thái tạo giá trị khác biệt
- Thay đổi giấy phép kinh doanh nhanh chóng, đúng luật với Kế toán Apolo
- Concentrix Việt Nam vinh dự nhận Giải thưởng Doanh nghiệp Xuất sắc tại APEA 2024
- SeABank ra mắt Định vị giá trị mới dành cho khách hàng SeAPremium và tổ chức giải golf kết nối cộng đồng tinh hoa
- Techcombank đạt lợi nhuận trước thuế hơn 27,5 nghìn tỷ, tăng 20,3% so với cùng kỳ
- Công ty Cổ phần TNH99 Việt Nam trao gửi những món quà Tết ấm áp tới các hoàn cảnh khó khăn