
-
Xây dựng ACV thành doanh nghiệp nhà nước chủ lực trong đầu tư cảng hàng không
-
Quy định mới về xuất nhập khẩu phế liệu kim loại với thị trường EU
-
Tập đoàn VRG đề xuất tham gia đầu tư dự án năng lượng tại Gia Lai
-
Suntory PepsiCo giữ vững vị thế dẫn đầu ngành nước giải khát
-
Hải quan mở đường dây nóng nhận tin báo về tội phạm, buôn lậu, phiền hà sách nhiễu -
Vinacomin và NFC - Trung Quốc tọa đàm về kỹ thuật sản xuất Alumin và điện phân nhôm
![]() |
Bà Lê Thị Thanh Lâm, Phó Tổng giám đốc Sài Gòn Food trong Chương trình Cafe Khởi nghiệp 27 |
Nữ tướng ngành kim hoàn Cao Thị Ngọc Dung, Chủ tịch Công ty cổ phần vàng bạc đá quý Phú Nhuận và Lê Thị Thanh Lâm, Phó Tổng giám đốc Sài Gòn Food là đôi bạn thân, cùng có những ý tưởng ngược đời và giờ đều đang là những doanh nhân thành công.
Bà Lê Thị Thanh Lâm từng chia sẻ với phóng viên baodautu.vn, Tiền Giang quê bà nổi tiếng với mận Hồng Đào. Nhưng trái nào ngon đều được đóng thùng chuyển lên Sài Gòn bán. Còn mận dạt, mận rụng thì bán ở địa phương.
Trong tâm trí của bà Lâm, ngay từ thời thơ bé, đã vướng mãi với câu hỏi: “Tại sao người trồng cây không bao giờ được ăn trái ngon?”.
Sau này, khi gắn bó với nghề thuỷ sản, bà lại thấy cảnh tương tự, đó là cứ cái gì tốt, ngon, đẹp thì dành dụm xuất khẩu, những gì không bán ra nước ngoài được thì tiêu thụ nội địa.
“Đương nhiên hàng xuất khẩu phải đạt chuẩn người ta mới mua. Nhưng tại sao người Việt Nam không được ăn những món ngon mà chỉ có người nước ngoài mới được thưởng thức? Tôi lúc nào cũng nghĩ đến điều đó”, bà Thanh Lâm kể.
Năm 2003, sau hơn 20 năm gắn sự nghiệp với “thủy sản”, bà Lâm quyết định thử sức ở một lĩnh vực khác. Chưa đầy 1 tháng sau khi nghỉ việc, như bắt được đúng “tần số” cùng bà Cao Thị Ngọc Dung, bà Lâm tham gia vào Sài Gòn Food (tiền thân của S.G Fisco).
Saigon food bắt đầu hình thành từ ý tưởng của chị Cao Thị Ngọc Dung, Chủ tịch HĐQT PNJ, với định hướng phát triển song song cả thị trường xuất khẩu và nội địa, để bán sản phẩm chất lượng cho người Việt.
Sau 15 năm trải qua nhiều thăng trầm, chiến lược phục vụ cả thị trường nội địa và đẩy mạnh xuất khẩu vẫn tiếp tục góp phần khẳng định vị thế của Sài Gòn Food.
“Để nghiên cứu có những sản phẩm phù hợp cho cả thị trường xuất khẩu và nhu cầu nội địa là câu chuyện dài. Nhưng trước hết, phải được bắt đầu từ ý tưởng có thể từ một người, nhưng biến ý tưởng đó thành hiệu quả sản xuất kinh doanh là sự đóng góp của cả tập thể”, Phó tổng giám đốc Sài Gòn Food Lê Thị Thanh Lâm chia sẻ.
Trong kinh doanh việc định giá sản phẩm chưa bao giờ là bài toán dễ dàng với mỗi doanh nghiệp, kể cả ở nhiều quy mô khác nhau. Với ngành thực phẩm, lại trong bối cảnh người Việt vẫn còn khá nặng nề về giá cả do thu nhập chưa cao, nên bài toán này càng khó.
“Chúng ta không thể cứ cố làm nhau tin là có thể có thực phẩm vừa ngon, vừa bổ, vừa rẻ. Chúng tôi xác định, muốn có thực phẩm như ý, giá cả phải phù hợp”, bà Lâm nói.
Đây là lý do Sài Gòn Food bước vào cuộc chơi với quyết định mức giá cháo tươi lên tới 17-25.000 đồng/gói, rất cao so với giá cháo khoảng 10.000 đồng/tô đang bán trên các cung đường Sài Gòn. Bộ phận bán hàng Sài Gòn Food chịu gần như toàn bộ áp lực.
Tuy vậy, sự xuất hiện của các hệ thống siêu thị nước ngoài như Aeon, Lotte Mart… khiến gánh nặng trên được giải tỏa dần. Các chuỗi siêu thị mang theo những sản phẩm tương tự, với mức giá còn cao hơn, đã gián tiếp thúc đẩy sự hiện diện mặt hàng Sài Gòn Food đến nhanh với người tiêu dùng.
Sau khi cháo gói được đón nhận, Sài Gòn Food tiếp tục ra mắt một số sản phẩm tương tự như cháo tươi trong chén, soup… Bà Lâm muốn Sài Gòn Food không chỉ xoay quanh việc tìm giải pháp tối ưu cho người phụ nữ chăm sóc gia đình trong từng bữa ăn, mà còn mang đến nhiều sản phẩm phù hợp với nhiều lứa tuổi.
Việc trở thành đối tác của chuỗi cửa hàng tiện lợi 7-Eleven từ năm 2016, khi cung cấp nhiều sản phẩm tiện dụng như xôi, gỏi, hột vịt lộn sốt me… cũng đưa thương hiệu Sài Gòn Food trở nên phổ biến trong thói quen chọn mua của thế hệ 9x.
“Một sản phẩm đã ra thị trường thì cũng như một đứa con của mình. Làm sao để nuôi dưỡng cho nó trưởng thành. Tôi có nói với bộ phận bán hàng của chúng tôi, mỗi lần thấy sản phẩm trên kệ siêu thị hay cửa hàng, dù đứng từ xa cũng phải nhìn thấy một vết trầy xước, đang buồn hay vui… Nếu không cảm được điều đó thì chưa làm được yêu cầu chăm sản phẩm như chăm con của mình”, bà Lâm gọi cách làm này là văn hoá của Sài Gòn Food.
Chương trình do HTV7 phối hợp cùng TV Hub Entertainment & Media độc quyền sản xuất và được phát sóng vào 7 giờ sáng thứ 6 hàng tuần trên kênh HTV7.
Website chương trình tập 27: https://www.youtube.com/watch?v=ifBRbtw5vmk&t=182syy
Baodautu.vn là đơn vị bảo trợ thông tin Chương trình CAFÉ KHỞI NGHIỆP.
-
Suntory PepsiCo giữ vững vị thế dẫn đầu ngành nước giải khát -
Hải quan mở đường dây nóng nhận tin báo về tội phạm, buôn lậu, phiền hà sách nhiễu -
Vinacomin và NFC - Trung Quốc tọa đàm về kỹ thuật sản xuất Alumin và điện phân nhôm -
Hà Nội phấn đấu đến năm 2030 kinh tế tư nhân đóng góp 55 - 60% GRDP -
Doanh nghiệp lương thực thực phẩm "tiến thoái lưỡng nan" khi in bao bì sản phẩm -
Quảng Ninh: Khởi động nhiều dự án hạ tầng của doanh nghiệp tư nhân -
Doanh nghiệp nhà nước năng động và chủ động
-
Vedan trao tặng 2 căn nhà Chữ thập đỏ tại Đồng Nai
-
SASCO triển khai nhiều hoạt động tri ân, kỷ niệm 78 năm ngày Thương binh Liệt sĩ
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Vinamilk: Tri ân thế hệ đi trước là cách chăm sóc thế hệ mai sau
-
Hinode Supermarket gửi thư mời hợp tác cung ứng ngành hàng
-
Máy đo chuyên dụng - Đơn vị phân phối kìm bấm cos thủy lực uy tín