Thứ Năm, Ngày 01 tháng 05 năm 2025,
Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải thăm, làm việc tại châu Âu
Như Chính - 20/09/2014 10:06
 
() Nhận lời mời của Chính phủ Vương quốc Hà Lan và Cộng hòa Phần Lan, Phó thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải sẽ thăm làm việc tại Hà Lan từ ngày 22/9 đến 24/9 và thăm làm việc tại Phần Lan từ ngày 25/9 đến 26/9.
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Phó thủ tướng Phạm Bình Minh có bài phát biểu quan trọng tại CAEXPO
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh gặp Phó Thủ tướng TQ
Việt Nam ký kết FTA với hầu hết nền kinh tế lớn

Tại Hà Lan, Phó thủ tướng sẽ đồng chủ trì Phiên họp lần thứ tư Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Hà Lan về Thích ứng với Biển đổi Khí hậu và Quản lý nước và chủ trì hoạt động “Ngày Việt Nam tại Hà Lan năm 2014”.

  Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải thăm làm việc tại Châu Âu  
  Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải sẽ đồng chủ trì Phiên họp lần thứ tư Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Hà Lan  

Chuyến thăm làm việc tại Hà Lan của Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải nhằm đưa quan hệ hợp tác giữa hai nước đi vào chiều sâu, triển khai các thỏa thuận cấp cao trong chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte và tháng 6/2014, trong đó ưu tiên 5 lĩnh vực là thích ứng với biến đổi khí hậu và quản lý nước, nông nghiệp, kinh tế biển, năng lượng và dịch vụ hậu cần.

Quan hệ hữu nghị và hợp tác Việt Nam - Hà Lan phát triển tốt đẹp trên hầu hết các lĩnh vực. Hiện nay, hai nước là đối tác chiến lược trong lĩnh vực Thích ứng với Biến đổi khí hậu và Quản lý Nước và Nông nghiệp Bền vững và An ninh Lương thực. Đối với Hà Lan, Việt Nam là đối tác ưu tiên và chính sách thúc đẩy hợp tác với Việt Nam được sự ủng hộ và thống nhất cao trong chính giới cũng như trong cộng đồng doanh nghiệp.

Về chính trị, hao bên thường xuyên trao đổi các chuyến thăm và tiếp xúc cấp cao, hợp tác tích cực tại các diễn đàn đa phương như Liên hợp quốc, ASEAN - EU, ASEM.

Về hợp tác kinh tế, tính đến tháng 8/2014, Hà Lan là nhà đầu tư lớn nhất của châu Âu tại Việt Nam, xếp thứ 11/96 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam, với vốn đăng ký đạt 6,45 tỷ USD cho 214 dự án. Hà Lan là thị trường lớn thứ ba của Việt Nam tại EU (sau Đức và Anh). Năm 2013, kim ngạch thương mại hai chiều đạt hơn 3,6 tỷ USD và 6 tháng đầu năm 2014 đạt gần 2 tỷ USD.

Các lĩnh vực ưu tiên hợp tác giữa hai bên mà Hà Lan có thế mạnh và Việt nam có nhu cầu phát triển bao gồm: thích ứng với biến đổi khí hậu và quản lý nước, nông nghiệp, kinh tế biển, năng lượng và dịch vụ hậu cần.

Trong chuyến thăm làm việc tại Phần Lan của Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải, lãnh đạo cấp cao hai nước sẽ thảo luận các chính sách tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư song phương; tiếp tục triển khai Chương trình Hợp tác Phát triển giai đoạn 2013 - 2016 và xây dựng định hướng hợp tác cho giai đoạn sau 2016.

Quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác Việt Nam - Phần Lan trong những năm qua phát triển tốt đẹp. Về chính trị, Lãnh đạo cấp cao nhất của hai bên đã thăm lẫn nhau. Năm 2013, hai nước đã kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao với nhiều hoạt động kinh tế, văn hóa, du lịch sôi động và đặc sắc.

Về hợp tác thương mại - đầu tư, tính đến tháng 12/2013, Phần Lan có 8 dự án còn hiệu lực với tổng số vốn đăng ký đạt 329 triệu USD, đứng thứ 27/101 nước và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào các lĩnh vực viễn thông, năng lượng tái tạo… Kim ngạch thương mại hai chiều trong thời gian gần đây đạt 200 - 250 triệu USD/năm.

Về hợp tác phát triển, tổng số vốn ODA không hoàn lại của Phần Lan cung cấp cho Việt Nam đạt khoảng 340 triệu USD, tập trung vào lĩnh vực cấp thoát nước, xóa đói giảm nghèo, thích ứng với biến đổi khí hậu và lâm nghiệp.

Trong giai đoạn 2013 - 2016, Phần Lan tiếp tục coi Việt Nam là một đối tác ưu tiên nhưng ngân sách ODA sẽ giảm dần do Việt Nam đã trở thành quốc gia có thu nhập trung bình.

Việt Nam, Hà Lan thúc đẩy hợp tác 5 lĩnh vực ưu tiên Việt Nam, Hà Lan thúc đẩy hợp tác 5 lĩnh vực ưu tiên

Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte sẽ có chuyến thăm chính thức Việt Nam trong hai ngày 16-17/6, góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa hai nước, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế, với 5 lĩnh vực ưu tiên hợp tác giữa hai nước, gồm: dầu khí, cảng biển, dịch vụ hậu cần, thích ứng với biến đối khí hậu và quản lý nước, nông nghiệp.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư