-
Cơ hội trải nghiệm ẩm thực Malaysia đúng điệu tại khách sạn Hà Nội Daewoo -
Hà Nội tỏa sáng với nhiều Giải thưởng Du lịch Thế giới 2024 -
Hiệp hội Du lịch tỉnh Ninh Thuận khảo sát và hợp tác du lịch tại Hàn Quốc -
Ninh Thuận quảng bá du lịch, cơ hội đầu tư tại TP.HCM -
Thúc đẩy phát triển du lịch bền vững thông qua Hội chợ Du lịch Quốc tế TP.HCM -
Hilton khai trương khách sạn đầu tiên tại Lào - DoubleTree by Hilton Vientiane
Phó tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Phạm Văn Thủy. |
Đề xuất nới visa cả chiều rộng và chiều dài
Văn phòng Chính phủ vừa thông báo kết luận của Thường trực Chính phủ tại cuộc họp liên quan đến việc miễn visa đơn phương của Việt Nam cho công dân các nước và một số chính sách mới trong lĩnh vực quản lý xuất nhập cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam. Xin ông chia sẻ thêm về điều này?
Các bộ đã báo cáo Chính phủ đệ trình Quốc hội xem xét đưa vào Nghị quyết chung của Quốc hội tại kỳ họp thứ 5 (tháng 5) đối với 3 nội dung: Cấp thị thực điện tử cho công dân của tất cả các nước và vùng lãnh thổ; nâng thời hạn cấp chứng nhận tạm trú tại cửa khẩu cho người nhập cảnh theo diện đơn phương miễn visa từ 15 ngày lên 45 ngày; đặc biệt, kéo dài thời hạn thị thực điện tử cấp cho người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam từ 30 ngày lên tối đa 90 ngày, có giá trị một lần hoặc nhiều lần.
Như vậy, du khách quốc tế đến Việt Nam có thể lưu trú tới 3 tháng và thoải mái ghé thăm các nước khác rồi quay lại Việt Nam mà không cần xin lại visa.
Việc này nhằm giải quyết một số vấn đề cấp bách để tạo thuận lợi hơn nữa cho người nước ngoài gồm khách du lịch, nhà đầu tư, doanh nhân… trong nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú, làm ăn tại Việt Nam, góp phần phục hồi, phát triển ngành du lịch nói riêng và kinh tế - xã hội nói chung.
Đây cũng là nỗ lực của Chính phủ nhằm tạo đột phá cho ngành du lịch bằng chính sách visa cả về chiều rộng và chiều dài. Về chiều rộng, chính sách visa điện tử sẽ nới rộng ra nhiều nước. Về chiều dài, thời gian lưu trú sẽ được đề xuất kéo dài hơn. Ngành kinh tế xanh và tất cả người làm du lịch đang ngóng đợi những đề xuất của Chính phủ sớm được thông qua và triển khai trong thực tiễn.
Nếu được Quốc hội thông qua vào kỳ họp tháng 5 tới, đề xuất nới chính sách thị thực (visa) của Chính phủ sẽ là bước tiến mới để du lịch Việt Nam tăng sức hút với khách du lịch quốc tế. Đồng thời, tạo điều kiện nhập cảnh và lưu trú thuận lợi hơn cho du khách nước ngoài đến và lưu trú tại Việt Nam.
Thưa ông, đề xuất kéo dài thời gian lưu trú theo visa có ý nghĩa như thế nào trong cái bối cảnh chúng ta đang ưu tiên thu hút khách quốc tế, đặc biệt là tăng khả năng cạnh tranh của thị trường Việt Nam so với các thị trường lân cận như Thái Lan hay Singapore?
Chính sách visa là điều kiện cần và điều kiện đủ của hoạt động kinh doanh du lịch. Do vậy, nếu được mở rộng các nước được cấp thị thực điện tử và kéo dài thời gian lưu trú cho du khách khi lưu trú tại Việt Nam thì đây sẽ là cơ hội tuyệt vời cho các nhà kinh doanh du lịch phát triển du lịch một cách bền vững không chỉ ở giai đoạn phục hồi mà còn lâu dài về sau.
Đó là mong muốn của các doanh nghiệp du lịch nói riêng và của ngành du lịch Việt Nam nói chung để đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch quốc tế đến Việt Nam.
Sự cạnh tranh để phát triển du lịch của các nước trong khu vực rất khắc nghiệt. Do vậy, Chính phủ mạnh dạn đề xuất với Quốc hội nâng thời gian lưu trú và tăng thêm các nước được cấp visa điện tử là cơ hội để Việt Nam cạnh tranh lành mạnh với các nước trong khu vực, để khách du lịch quốc tế sẵn sàng đến Việt Nam hoặc đến nước khác sau đó tới Việt Nam. Đó là mong muốn của các nhà kinh doanh du lịch và là cơ hội vàng cho ngành du lịch Việt Nam phát triển.
Tạo ra nhiều sản phẩm du lịch, quà tặng đặc sắc, chuyên biệt
Với chính sách này, nếu được Quốc hội thông qua, Tổng cục Du lịch có kế hoạch truyền thông cho những thị trường xa để thu hút và hấp dẫn du khách quốc tế không, thưa ông?
Trước hết, ngành du lịch nói chung và Tổng cục Du lịch sẽ phải có trách nhiệm truyền thông các chính sách đó đến với tất cả các doanh nghiệp đưa khách đi và đón khách đến với chúng ta, kể cả thị trường gửi khách và thị trường đón khách của chúng ta để họ hiểu biết và nắm sâu hơn về các chính sách của Việt Nam đã đưa ra.
Bên cạnh đó, Tổng cục Du lịch sẽ phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp du lịch, nhất là Hiệp hội Du lịch để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp kinh doanh về du lịch đưa khách đến Việt Nam, đảm bảo yếu tố cần và đủ để khách đến khám phá Việt Nam dễ dàng, thuận tiện.
Trong 3 tháng đầu năm, đã có khoảng hơn 2 triệu khách quốc tế đến Việt Nam, theo ông mục tiêu đón 8 triệu lượt khách quốc tế trong năm nay, thưa ông?
3 tháng đầu năm, lượng khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế đến Việt Nam cho thấy những tín hiệu vui và mục tiêu 8 triệu lượt khách quốc tế trong năm nay là khả quan. Điều đó càng khả thi khi chúng ta chuẩn bị bước vào mùa du lịch nội địa và có nhiều sự kiện văn hóa lớn được tổ chức.
Tôi cho rằng, với 5 điểm đến du lịch lớn là 5 thành phố lớn đã có thể đáp ứng được mục tiêu thu hút 8 triệu lượt khách quốc tế trong năm nay.
Tôi hy vọng, trong thời gian tới, ngành du lịch Việt Nam sẽ ngày càng đáp ứng tốt những nhu cầu của khách du lịch quốc tế.
Thưa ông, lượng khách quốc tế năm nay có thể sẽ đạt, khi mà thị trường Trung Quốc đã mở cửa với Việt Nam. Vậy về chất, làm thế nào để chúng ta có thể tăng mức chi tiêu của khách quốc tế đến Việt Nam?
Tăng mức chi tiêu của khách quốc tế đến Việt Nam chính là mục tiêu thu hút thêm ngoại tệ, từ đó giảm lạm phát trong nước và có dự trữ ngoại tệ, tăng ngân sách cho địa phương nói riêng và đất nước nói chung.
Do vậy, cần phải làm mới các sản phẩm du lịch theo nhu cầu của khách cần chứ không phải là sản phẩm du lịch hiện có. Khách cần sản phẩm gì, chúng ta cần phải tạo ra sản phẩm đó, nhất là sản phẩm du lịch liên quan đến ẩm thực, văn hóa,… Từ đó, dần dần biến tài nguyên về ẩm thực, văn hoá, di sản văn hoá trở thành ngành công nghiệp và dịch vụ văn hóa thông qua con đường du lịch. Qua đó, tăng chi tiêu của du khách.
Bên cạnh đó, các sản phẩm quà tặng cũng là yếu tố mà các địa phương, điểm đến du lịch cần phải nghiên cứu và tạo ra sản phẩm đặc sắc, chuyên biệt chỉ địa phương đó mới có.
Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về du lịch năm 2023 do Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì ngày 15/3, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết, Bộ đang đàm phán hiệp định miễn thị thực với các đối tác có trình độ phát triển tương đồng hoặc cao hơn Việt Nam như các nước Mỹ Latin, Qatar, Kazakhstan, Mông Cổ, Maldives...
-
Hà Nội tỏa sáng với nhiều Giải thưởng Du lịch Thế giới 2024 -
Hiệp hội Du lịch tỉnh Ninh Thuận khảo sát và hợp tác du lịch tại Hàn Quốc -
Sun Group lần thứ 3 được WTA vinh danh là Tập đoàn du lịch hàng đầu châu Á -
Festival Thu Hà Nội 2024 hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô -
Ninh Thuận quảng bá du lịch, cơ hội đầu tư tại TP.HCM -
Thúc đẩy phát triển du lịch bền vững thông qua Hội chợ Du lịch Quốc tế TP.HCM -
Hilton khai trương khách sạn đầu tiên tại Lào - DoubleTree by Hilton Vientiane
- Gala tiếng Việt thân thương “Lời quê hương - Lời sắt son”
- Hồ sơ, Quy trình đăng ký kinh doanh tại Tư Vấn Quang Minh
- Điều gì giúp Vinasoy trở thành "Nơi làm việc tốt nhất Châu Á" năm 2024?
- Thương hiệu JW Marriott- JW Marriott Hotel & Suites Saigon chính thức ra mắt tại TP.HCM
- Triển khai mua bán vàng (digiGOLD) trên ứng dụng số VietinBank iPay Mobile
- FPT IS và Mastercard bắt tay triển khai số hóa thanh toán trong giao thông công cộng tại Việt Nam