-
Các nhà lãnh đạo G20 kêu gọi tăng nguồn tài chính khí hậu lên hàng nghìn tỷ USD -
Thị trường M&A toàn cầu khởi sắc -
"Hiệu ứng Trump" kéo giá vàng xuống đáy 2 tháng, đưa bitcoin tăng dựng đứng -
Chủ tịch Fed nêu quan điểm thận trọng, kiên nhẫn sau khi hạ lãi suất -
Ngay sau bầu cử Tổng thống Mỹ, Fed nới lỏng chính sách tiền tệ, giảm lãi suất thêm 0,25% -
Hãng thông tấn AP: Ông Trump tái xuất phi thường, đắc cử Tổng thống thứ 47 của Mỹ
Cơn ác mộng tiếp diễn
Sau khi First Republic trở thành ngân hàng thứ ba tại Mỹ sụp đổ kể từ đầu năm 2023 tới nay, giới đầu tư đã chuyển mục tiêu sang tên tuổi khác – PacWest Bancorp, một ngân hàng địa phương California.
Trong phiên giao dịch ngày thứ Năm (11/5) theo giờ Mỹ, giá cổ phiếu PacWest giảm 21% ngay đầu phiên. Cổ phiếu của nhà băng này đã giảm 40% trong tháng 5 và giảm hơn 70% kể từ đầu năm tới nay.
Diễn biến giá cổ phiếu PacWest từ đầu năm tới nay |
Diễn biến này xảy ra sau khi thông tin được công bố cho thấy, lượng tiền gửi vào PacWest giảm 9,5% trong tuần đầu của tháng 5. Tính trong quý I/2023, lượng tiền gửi của nhà băng này giảm 16,9%. Trước đó, PacWest đưa tin nhà băng này đang “nghiên cứu các phương án chiến lược”. Trong suy nghĩ của giới đầu tư, thông tin này được dịch thành “đang tìm cách bán mình”.
Đáng chú ý, PacWest cho biết, tình trạng rút tiền ồ ạt đã diễn ra chậm lại. Nhà băng hiện có thanh khoản đạt 15 tỷ USD, trong khi lượng tiền gửi chỉ khoảng 5,2 tỷ USD. Tuy nhiên, tình hình không được cải thiện.
Không riêng PacWest, một số nhà băng khác cũng rơi vào tình thế ngặt nghèo. Sau khi Financial Times đưa tin Western Alliance đang tìm kiếm người mua, cổ phiếu của nhà băng này cũng lao dốc. Sau đó, dù Western Alliance lên tiếng phủ nhận, nhưng giá cổ phiếu vẫn giảm 33% trong tháng và giảm hơn 65% kể từ đầu năm tới nay.
Tương tự, First Horizon, nhà băng phía đông nam nước Mỹ cũng trong cảnh bấp bênh, giá cổ phiếu giảm 33%, mức lao dốc mạnh nhất kể từ năm 2008 sau thông tin thoả thuận sáp nhập giữa First Horizon và TD Bank bị huỷ bỏ.
Như vậy, đã 2 tháng trôi qua kể từ khi thị trường chứng kiến vụ sụp đổ đầu tiên của SVB vào tháng 3/2023 và tình hình chưa có dấu hiệu cải thiện. Ed Moya, chiến lược gia cao cấp tại Oanda nhận xét: “PacWest đang sở hữu lượng tiền mặt sẵn sàng chi trả với tỷ lệ lên tới 188% các khoản tiền gửi hiện có. Thông thường, những con số như vậy có thể khiến nhà đầu tư yên tâm. Nhưng hiện tại không phải thời điểm bình thường”.
“Ngay cả khi các số liệu không quá tệ, một khi thị trường để mắt đến thì coi như cuộc chơi chấm dứt”, Ed Moya cho biết.
Cùng quan điểm, Bill Ackman, tỷ phú, nhà đầu tư nổi tiếng toàn cầu cho rằng, các nhà băng địa phương đang gặp khủng hoảng diện rộng.
“Niềm tin vào các tổ chức tài chính được xây dựng qua hàng thế kỷ và bị phá huỷ trong vài ngày. Một khi quân domino bắt đầu rơi, sẽ có thêm nhà băng kế tiếp là nạn nhân”, Bill Ackman chia sẻ.
Lời giải nào cho tình trạng hiện nay?
Bill Ackman và nhiều chuyên gia khác trên thị trường đang tranh luận về việc chính phủ Mỹ cần vào cuộc và có động thái nâng trần bảo hiểm tiền gửi lên. Hiện tại, mức trần bảo hiểm với mọi khoản tiền gửi là 250.000 USD.
Tuy nhiên, động thái này cần có sự thông qua của Quốc hội. Trong khi đó, nước Mỹ còn đối diện một vấn đề khác: mức trần nợ công. Nếu các nhà lập pháp thuộc hai đảng Dân chủ và Cộng hòa không thể đi đến thống nhất về việc đình chỉ hoặc tăng trần nợ, chính phủ liên bang sẽ đối mặt với nguy cơ vỡ nợ đối với các khoản vay của mình. Điều này có thể gây ra một cuộc khủng hoảng kinh tế lớn.
Giới đầu tư đang lo lắng không chắc chắn 2 Đảng Dân chủ và Cộng hoà có thể cùng nhau giải quyết vấn đề này êm đẹp hay không.
Theo Bill Ackman, căng thẳng trong hệ thống ngân hàng Mỹ còn lâu mới chấm dứt. Các chuyên gia phố Wall cũng cùng chung nhận định. PacWest đang chịu tổn thương không phải bởi quản lý kém hoặc tài sản xấu. Đơn giản đây chỉ là cái tên tiếp theo trong danh sách mà giới đầu tư để mắt đến. Các ngân hàng nhỏ tại Mỹ khó lòng tự mình vượt qua khủng hoảng nếu không có “phép màu” từ cơ quan quản lý.
Ở chiều ngược lại, việc đặt cược đi ngược với nhóm cổ phiếu ngân hàng địa phương dường như là một cơ hội “béo bở” cho giới bán không. Trong năm nay, những nhà đầu tư chuyên bán khống đã lãi 7 tỷ USD, theo dữ liệu từ S3 Partners.
-
Nga lấy lại vị trí nhà cung cấp khí đốt chính cho EU -
Bitcoin vượt mốc 96.000 USD nhờ lạc quan về chính sách của ông Trump -
Ông Donald Trump tái xuất Nhà Trắng sẽ tác động ra sao đến thị trường trái phiếu toàn cầu? -
Các nhà lãnh đạo G20 kêu gọi tăng nguồn tài chính khí hậu lên hàng nghìn tỷ USD -
Dự báo Fed sẽ tạm dừng chu kỳ cắt giảm lãi suất -
Nhật Bản: BoJ có khả năng tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát -
Hiệu ứng bầu cử dần mờ nhạt trên thị trường chứng khoán Mỹ
-
1 Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
2 Tín dụng tăng nhanh hơn huy động, ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi -
3 Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
4 Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/11
- Sandoz triển khai chương trình cộng đồng phòng chống đề kháng kháng sinh tại Việt Nam
- Thu thập sinh trắc học trên Agribank Plus - Cơ hội rinh iPhone 16 và nhiều quà hấp dẫn
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024