
-
Chuyển đổi số và xanh là "chìa khóa" giúp doanh nghiệp ngành Logistics nâng cao sức cạnh tranh
-
Hà Nội ban hành kế hoạch giảm phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực chất thải
-
Siết chặt quản lý thuốc bảo vệ thực vật, phân bón trong nông nghiệp
-
Ngân sách có trách nhiệm giới: Từ cam kết đến hành động
-
Mận tam hoa mang lại thu nhập ổn định cho người dân vùng cao Sơn La -
Hải Phòng chuyển đổi số hướng tới phát triển bền vững
UBND tỉnh Phú Yên vừa có văn bản đề nghị Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai và các bộ, ban, ngành Trung ương quan tâm xem xét hỗ trợ tỉnh khắc phục hậu quả do mưa lớn, lũ lụt vào ngày 30/3-02/4/2022 đã gây thiệt hại nặng nề cho người dân trên địa bàn.
Theo thống kê của tỉnh Phú Yên, đợt mưa lũ bất thường trên đã làm cho 2 người dân ở huyện Tuy An mất tích; 34 căn nhà bị sập, tốc mái, hư hỏng. Đối với lúa vụ đông xuân bị ngập nước, ngã đổ khoảng 14.537 ha; có 429 ha hoa màu và các loại cây trồng khác bị ngã đổ; có 131 tàu thuyền bị chìm.
Ngành nuôi trồng thủy sản Phú Yên cũng thiệt hại lớn, khi có khoảng 80,7100 m3/lồng bị đắm chìm, vỡ, hư hỏng… Tổng giá trị thiệt hại do mưa lũ gây ra trên địa bàn tỉnh Phú Yên ước tính sơ bộ hơn 355 tỷ đồng.
Để sớm khắc phục hậu quả thiệt hại, khôi phục sản xuất, tỉnh Phú Yên đề nghị Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai và các bộ, ban, ngành Trung ương xem xét hỗ trợ tỉnh khắc phục hậu quả thiên tai, giúp người dân sớm ổn định sản xuất và cuộc sống.
![]() |
Đợt mưa lũ bất thường vừa qua khiến tỉnh Phú Yên chịu nhiều thiệt hại. |
Cụ thể, tỉnh Phú Yên đề nghị trước mắt hỗ trợ 100 tấn 4 lúa giống Đài Thơm 8 cho nông dân sản xuất vụ lúa Hè Thu năm 2022; 20 tấn thuốc Benkocid, 10 tấn thuốc sodium chlorite 20% để phòng chống dịch bệnh và khử trùng môi trường.
Ngoài ra, hỗ trợ cho người sản xuất nông nghiệp bị thiệt hại 150 tỷ đồng; hỗ trợ 100 tỷ đồng giúp đỡ cho ngư dân sửa chữa, khắc phục, đóng lại tàu, thuyền, nuôi trồng thủy sản, nhằm khôi phục sản xuất.
Về lâu dài, UBND tỉnh Phú Yên kiến nghị Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai hỗ trợ nguồn kinh phí 350 tỷ đồng đầu tư các khu neo đậu tàu, thuyền tránh trú bão, như: Lạch Vạn Củi, xã An Ninh Tây; cửa Lễ Thịnh, xã An Ninh Đông, huyện Tuy An.
Ngoài ra, đầu tư hai tuyến kè biển thôn Mỹ Quang Nam, xã An Chấn, huyện Tuy An, chiều dài 300 m và kè chống sạt lở bờ sông Kỳ Lộ huyện Đồng Xuân chiều dài tuyến kè 2.500m; dự án kiên cố tuyến bờ kè đầm Cù Mông thuộc xã Xuân Cảnh, Xuân Thịnh, thị xã Sông Cầu.
Tỉnh Phú Yên cũng kiến nghị có cơ chế, chính sách hỗ trợ ngư dân bị thiệt hại do thiên tai khoanh nợ, giãn nợ, giảm lãi suất để tiếp tục đóng mới, sửa chữa tàu thuyền, khôi phục sản xuất.

-
Luật Bảo vệ Môi trường 2020: Động lực thúc đẩy khoa học công nghệ môi trường
-
Chuyển đổi số và xanh là "chìa khóa" giúp doanh nghiệp ngành Logistics nâng cao sức cạnh tranh
-
Hà Nội ban hành kế hoạch giảm phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực chất thải
-
Xây dựng Nghị định về EPR: Minh bạch hóa trách nhiệm tái chế, hướng tới kinh tế tuần hoàn
-
Siết chặt quản lý thuốc bảo vệ thực vật, phân bón trong nông nghiệp -
Ngân sách có trách nhiệm giới: Từ cam kết đến hành động -
Mận tam hoa mang lại thu nhập ổn định cho người dân vùng cao Sơn La -
Hải Phòng chuyển đổi số hướng tới phát triển bền vững -
Thúc đẩy hợp tác nông nghiệp Việt Nam - Venezuela -
Dự kiến lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải xe ô tô lưu hành ở Việt Nam -
TTC AgriS đẩy mạnh định hình hệ sinh thái tài chính chuỗi
-
Đổi mới sáng tạo - Động lực chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt
-
Care For Việt Nam tiếp tục hành trình “Chăm em đủ chất”
-
Chủ tịch Tập đoàn C.P. diện kiến Thủ tướng Phạm Minh Chính, củng cố hợp tác, mở rộng đầu tư tại Việt Nam
-
Phú Đông Group khánh thành trường mầm non Ô Mây
-
Khoa học công nghệ - Đòn bẩy giúp PV Power bứt phá giai đoạn mới
-
SeABank thông báo mời thầu