Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 10 tháng 05 năm 2024,
Phương Tây cần phải tôn trọng lợi ích của Nga
PV - 21/04/2014 13:58
 
Nền kinh tế Nga đang phát triển năng động, mặc dù tình hình trên thế giới tương đối khó khăn. Đây là tuyên bố của Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Bảy tại cuộc gặp với Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev. Nhưng sắp tới, châu Âu sẽ phải thắt lưng buộc bụng hơn. Từ nay châu Âu không chỉ phải kéo các nước thành viên EU ra khỏi đầm lầy tài chính, mà còn phải trả các khoản nợ của Ukraina. Kinh tế cũng là vấn đề trọng tâm trong buổi phỏng vấn mà Vladimir Putin dành cho kênh truyền hình quốc gia "Nước Nga -1".
TIN LIÊN QUAN

 

TIN LIÊN QUAN
Ông Putin: Nga sẽ không sáp nhập Alaska vì "quá lạnh"
Mỹ lại đe dọa tăng trừng phạt Nga
WB: Bất ổn Ukraine cản đà tăng trưởng kinh tế toàn cầu
Nga tôn trọng các hợp đồng khí đốt với châu Âu
Nga chỉ trích NATO làm trầm trọng thêm tình hình ở Ukraine

 

  Để cứu Ukraina khỏi sự sụp đổ kinh tế, tất cả các nước châu Âu cần tham gia vào quá trình giúp đỡ nước này. Đây là tuyên bố của Tổng thống Nga Vladimir Putin trong chương trình "Tin tức thứ Bảy với Sergei Brilev." Châu Âu nên quan tâm đến một điều nữa là do vấn đề tài chính mà Ukraina không trả được tiền mua khí đốt.

Chúng tôi không muốn làm suy yếu nền kinh tế Ukraina, cũng không muốn đặt câu hỏi về độ tin cậy quá cảnh dầu khí sang châu Âu. Do đó chúng tôi kêu gọi tất cả các nước châu Âu, tất cả các nước quan tâm đến việc duy trì nền kinh tế Ukraina, hãy tham gia vào quá trình hỗ trợ cho Ukraina và phát triển các biện pháp nhằm tài trợ cho ngân sách.”

Hiện tại, có thể Kiev không tìm được kinh phí cần thiết để trả nợ. Vấn đề không phải là Ukraina không có tiền, mà là do người dân không trả tiền điện. 

Chủ tịch Trung tâm Chiến lược Truyền thông Dmitry Abzalov cho biết: “Để trả tiền khí đốt cho Nga, ít nhất Ukraina cần có tối thiểu một tỷ euro. Rõ ràng là phải tìm ra số tiền này, kể cả vay Liên minh châu Âu, ít nhất là trong bối cảnh thực tế là Ukraina chỉ cần trả 20% nợ thôi mà Kiev cũng không thể tìm được các quỹ cần thiết. 

Đồng thời EU sẽ phải chấp nhận những rủi ro kinh tế nhất định, nhưng điều đó sẽ còn tốt hơn nhiều so với nguy cơ bị cắt đứt khí đốt quá cảnh. Đến lượt mình, "Gazprom" sẵn sàng nhượng bộ với sự tham gia của các nước châu Âu trong việc trả nợ.”

Sau khi dự án cung cấp năng lượng thay thế của EU thất bại, Ukraina phải ngồi vào bàn đàm phán, chuyên gia cho biết. Châu Âu phải giảm nhẹ chính sách do Ủy viên Năng lượng EU Guenther Oettinger vạch ra. 

Tổng thống Vladimir Putin cho biết, việc cải thiện quan hệ với phương Tây không chỉ phụ thuộc vào Moskva, mà còn phụ thuộc vào các đối tác phương Tây. Phương Tây cần quan tâm đến lợi ích của các nước khác. 

"Tôi tin rằng không có gì có thể ngăn cản việc bình thường hóa và hợp tác bình thường" - tổng thống Nga cho biết. Giáo sư Tiến sĩ Khoa học Chính trị, Giám đốc Viện Kế hoạch Chiến lược và Dự báo Alexander Gusev nhận xét:

“Hôm nay chúng ta có thể nói rằng thế giới đã trở thành đa cực. Và trong quá trình đang diễn ra ở Ukraina và sẽ xảy ra trên thế giới, Nga sẽ nói tiếng nói của mình. Và tôi nghĩ rằng Hoa Kỳ và trước hết là EU với tư cách là trung tâm quyền lực quan trọng sẽ phải chú ý đến các lợi ích của Nga. Đối với người Mỹ, chúng tôi sẵn sàng đối thoại, nhưng đối thoại chỉ có thể diễn ra khi lợi ích của các đối tác được quan tâm.”

Theo Voice of Russia

70 tỷ USD có thể chảy khỏi Nga 70 tỷ USD có thể chảy khỏi Nga

Andrei Klepach - Thứ trưởng Bộ Kinh tế Nga hôm qua cho biết dòng vốn rút khỏi nước này trong quý I có thể lên tới 65-70 tỷ USD, do nhà đầu tư lo ngại các lệnh trừng phạt của phương Tây.  

 

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư