
-
Giá dầu sụt giảm hai ngày liên tiếp sau tin OPEC+ sắp tăng sản lượng
-
Mỹ, Canada sẽ nối lại đàm phán thương mại
-
Canada rút lại thuế dịch vụ kỹ thuật số sau khi Mỹ ngừng đàm phán thương mại
-
Tổng thống Trump đột ngột chấm đứt đàm phán thương mại với Canada
-
ECB có khả năng tạm dừng chu kỳ cắt giảm lãi suất khi lạm phát đã ổn định ở mức dưới 2% -
Mỹ, Trung Quốc đã xác nhận nội dung chi tiết của thỏa thuận thương mại
![]() |
Chỉ số PMI chính thức trong lĩnh vực chế tạo của Trung Quốc giảm còn 50,9 điểm trong tháng 6. Ảnh: AFP |
Nguyên nhân được chỉ ra là do chi phí nguyên liệu thô tăng cao, tình trạng thiếu chất bán dẫn toàn cầu, và đợt bùng phát Covid-19 mới ở tỉnh Quảng Đông - một trong những trung tâm xuất khẩu hàng đầu Trung Quốc, theo hãng tin Reuters.
Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) chính thức trong lĩnh vực chế tạo đã giảm còn 50,9 điểm trong tháng 6, thấp hơn mức 51,0 ghi nhận trong tháng 5, theo dữ liệu được Cơ quan Thống kê Quốc gia Trung Quốc công bố sáng nay 30/6. Chỉ số PMI trên mốc 50 điểm cho thấy ngành/lĩnh vực đạt tăng trưởng trong kỳ khảo sát.
Chỉ số PMI chính thức của Trung Quốc, chủ yếu tập trung vào khảo sát những doanh nghiệp quy mô lớn và thuộc sở hữu nhà nước. Chỉ số PMI chính thức lần nay cho thấy chỉ số phụ về sản xuất trong tháng 6 của Trung Quốc đã giảm từ mức 52,7 điểm trong tháng trước, xuống còn 51,9 điểm, mức thấp nhất trong 4 tháng qua.
Tuy nền kinh tế lớn thứ hai thế giới phần lớn đã phục hồi sau những gián đoạn do đại dịch Covid-19, nhưng các nhà sản xuất Trung Quốc đang vật lộn với những thách thức mới từ chi phí nguyên liệu thô tăng cao và những tắc nghẽn trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Thêm vào đó, một đợt bùng phát Covid-19 mới tại trung tâm xuất khẩu lớn như tỉnh Quảng Đông cũng đã làm gián đoạn các chuyến hàng.
Các đơn hàng xuất khẩu mới của Trung Quốc trong tháng 6 đã chứng kiến tháng sụt giảm thứ hai liên tiếp với tốc độ nhanh hơn.
Sản lượng các nhà máy tại Hàn Quốc và Nhật Bản được công bố hôm nay cũng có dấu hiệu bất ngờ suy giảm, một phần do gián đoạn sản xuất trong lĩnh vực ô tô do thiếu chip.
Zhao Qinghe, chuyên viên thống kê cấp cao tại Cơ quan Thống kê Quốc gia Trung Quốc cho rằng sản xuất chững lại là do các yếu tố như thiếu chất bán dẫn, nguồn cung cấp than không đủ, thiếu điện, và bảo trì thiết bị.
Việc nhiều quốc gia đẩy mạnh các chương trình tiêm chủng vaccine Covid-19 đã kích thích nhu cầu toàn cầu phục hồi nhanh hơn. Nhưng mặt trái của các biện pháp kích thích thời dịch đang khiến lạm phát toàn cầu gia tăng và đây cũng là vấn đề mà lĩnh vực công nghiệp chế tạo Trung Quốc đang đối mặt.
Các nhà chức trách Trung Quốc cho biết họ sẽ kiềm chế bất kỳ sự tăng giá hàng hóa bất hợp lý nào. Cơ quan chức năng Trung Quốc cũng đã mở các cuộc điều tra đối với thị trường than, quặng sắt, và phân bón, kéo giá cả nhiều mặt hàng đi xuống.
Chỉ số phụ về chi phí nguyên liệu trong chỉ số PMI chính thức tháng 6 của Trung Quốc đứng ở mức 61,2, thấp hơn so với mức 72,8 trong tháng 5.
Trong khi đó, kết quả một cuộc khảo sát riêng của Cơ quan Thống kê Quốc gia Trung Quốc cho thấy, chỉ số PMI chính thức trong lĩnh vực phi sản xuất cũng trượt xuống 53,5 điểm trong tháng 6, từ mức 55,2 vào tháng 5.

-
"Cơn sốt" trên thị trường IPO Hồng Kông đang trở lại -
Tổng thống Trump đe dọa áp thuế quan 35% đối với Nhật Bản -
Mỹ, Canada sẽ nối lại đàm phán thương mại -
Canada rút lại thuế dịch vụ kỹ thuật số sau khi Mỹ ngừng đàm phán thương mại -
Nhật Bản, Trung Quốc dẫn đầu, thị trường M&A toàn cầu nổi sóng nhờ các thương vụ lớn -
Quan chức Pháp: EU - Mỹ có thể đạt thỏa thuận thương mại trước thời hạn -
Tổng thống Trump đột ngột chấm đứt đàm phán thương mại với Canada
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower