
-
Vietnam Airlines ra mắt máy bay có diện mạo đặc biệt chào mừng 30 năm thành lập
-
Doanh nhân trẻ Đà Nẵng bàn hướng “ứng biến” trước tác động thuế quan
-
Hải Phòng: Kinh tế tư nhân sẽ là động lực phát triển
-
Thái Bình: Công ty Nhân Bình khởi công dự án kinh doanh nước khoáng nóng
-
Mở rộng quy mô, nâng tầm ngành công nghiệp lạnh tại triển lãm CO-REF 2025 -
Chỉ cải cách thủ tục hành chính chưa đủ giảm khó cho doanh nghiệp
Hôm nay, Đại sứ New Zealand tại Việt Nam, Ngài Haike Manning và Cục trưởng Cục Bảo vệ Thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - ông Nguyễn Xuân Hồng, đã ký kết "Chương trình đảm bảo chính thức" để xuất khẩu trái thanh long của Việt Nam sang New Zealand. Việt Nam hiện là quốc gia đầu tiên và duy nhất xuất khẩu quả thanh long sang New Zealand
Chương trình này quy định các thủ tục và hoạt động trước xuất khẩu để đảm bảo những trái thanh long của Việt Nam khi nhập khẩu vào New Zealand đạt các yêu cầu an toàn sinh học và sức khỏe.
Năm 2011, quả xoài của Việt Nam đã được cấp phép để xuất khẩu sang New Zealand và hiện các nhà chức trách New Zealand đang xem xét việc cho phép nhập khẩu quả chôm chôm vào New Zealand.
![]() | ||
Thương mại là lĩnh vực quan trọng trong quan hệ song phương Việt Nam – New Zealand. |
Dự án phát triển giống cây hoa quả mới chất lượng cao, được tài trợ bởi Chương trình Viện trợ New Zealand, đã có những đóng góp đáng kể cho sự phát triển cho ngành trồng thanh long của Việt Nam.
Các chuyên gia nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Cây trồng và Thực phẩm New Zealand và Viện Nghiên cứu Nông nghiệp Việt Nam đã tìm ra phương pháp hạn chế bệnh đốm trắng trên quả thanh long, căn bệnh phổ biến ở nhiều nước châu Á. Các phương pháp này sẽ được áp dụng trên toàn Việt Nam.
Đáng chú ý, Dự án đã giúp bảo vệ pháp lý cho giống thanh long đặc biệt (LD5) và chuyển nhượng quyền sử dụng giống cho một trang trại thương mại là thành công bước đầu ngoài sự mong đợi. Đây là lần đầu tiên một giống cây trồng của Việt Nam đã được bảo vệ pháp lý, và chứng tỏ với thị trường rằng những giống cây được bảo vệ sẽ đạt chất lượng sản phẩm cao. Các giống thanh long mới đang được các chuyên gia của Dự án phát triển cũng sẽ có đặc tính kháng bệnh đốm trắng.
Thương mại là lĩnh vực quan trọng trong quan hệ song phương Việt Nam – New Zealand. Cuối năm 2013, tổng kim ngạch thương mại song phương giữa hai nước tăng từ 761,7 triệu lên 926,8 triệu đô la mỹ, tăng 21,7 phần trăm so với năm 2012.
Nông sản là những sản phẩm quan trọng trong trao đổi thương mại giữa hai nước. Mặt hàng xuất khẩu chính của New Zealand sang Việt Nam là các sản phẩm từ sữa (52%), tiếp theo là các sản phẩm gỗ (13%).
Các mặt hàng nhập khẩu từ Việt Nam sang New Zealand cũng khá phong phú. Thực phẩm và đồ uống như dừa, cà phê, các loại động vật giáp xác như tôm – cua được nhập khẩu từ Việt Nam sang New Zealand cũng tăng dần. Những mặt hàng nhập khẩu khác sang New Zealand như điện thoại/ điện thoại di động, và máy tính cũng lần lượt tăng 125% và 242% so với cùng kỳ năm trước.
TIN LIÊN QUAN | |
Bầu Đức có quay lưng người trồng mía Việt Nam? | |
EU trao Chứng nhận bảo hộ Nước mắm Phú Quốc | |
Nước mắm “Phú Quốc” ra thế giới, vừa mừng vừa lo |
Vũ Anh
-
Mở rộng quy mô, nâng tầm ngành công nghiệp lạnh tại triển lãm CO-REF 2025 -
Bộ Công thương tiến hành sửa đổi Nghị định về xuất xứ hàng hoá -
Chỉ cải cách thủ tục hành chính chưa đủ giảm khó cho doanh nghiệp -
Tập đoàn Stavian và Thantawan Industry hợp tác phát triển nhà máy bao bì kim loại công nghệ cao -
PVFCCo-Phú Mỹ quyết tăng vốn điều lệ từ 3.914 tỷ đồng lên gần 6.800 tỷ đồng -
Trao thêm quyền chủ động cho doanh nghiệp nhà nước -
ĐHĐCĐ Công ty Cấp nước Hải Phòng: Năm 2025 đặt mục tiêu lợi nhuận đạt 125,7 tỷ đồng
-
Công bố Top 100 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025
-
Một tập đoàn quyết định bất ngờ về lương khởi điểm khiến hàng vạn sinh viên nức lòng
-
KBC nộp xong tiền sử dụng đất Dự án Tràng Cát, sẵn sàng đưa vào kinh doanh
-
SeABank thông báo mời thầu
-
SeABank đạt lợi nhuận 4.350 tỷ đồng quý I/2025
-
Co-opBank - 30 năm vững bước vươn xa