-
Các nhà lãnh đạo G20 kêu gọi tăng nguồn tài chính khí hậu lên hàng nghìn tỷ USD -
Thị trường M&A toàn cầu khởi sắc -
"Hiệu ứng Trump" kéo giá vàng xuống đáy 2 tháng, đưa bitcoin tăng dựng đứng -
Chủ tịch Fed nêu quan điểm thận trọng, kiên nhẫn sau khi hạ lãi suất -
Ngay sau bầu cử Tổng thống Mỹ, Fed nới lỏng chính sách tiền tệ, giảm lãi suất thêm 0,25% -
Hãng thông tấn AP: Ông Trump tái xuất phi thường, đắc cử Tổng thống thứ 47 của Mỹ
Đồng tiền xu và tiền giấy rúp của Nga. Ảnh: AFP/TTXVN |
"Những hậu quả kinh tế mà Nga đang phải đối mặt là nghiêm trọng: lạm phát sẽ chỉ tăng cao hơn và tình trạng suy thoái nghiêm trọng sẽ ngày càng lún sâu hơn", một quan chức cấp cao giấu tên của Bộ Tài chính nhận định.
Kể từ khi Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine vào cuối tháng 2, các cường quốc phương Tây đã "đóng băng" khoảng một nửa dự trữ ngoại hối của Nga, loại một số ngân hàng Nga ra khỏi mạng lưới thanh toán toàn cầu SWIFT, và ngăn chặn các hoạt động xuất khẩu công nghệ quan trọng sang Nga. Mỹ cũng đã cấm nhập khẩu dầu mỏ, khí đốt tự nhiên và các sản phẩm dầu mỏ từ Nga.
Đài CNN dẫn lời một quan chức cấp cao của Bộ Tài chính Mỹ cho hay, mục tiêu của các lệnh trừng phạt mà phương Tây áp đặt là làm suy yếu nền kinh tế Nga, dẫn đến làm suy yếu khả năng sử dụng quân sự của nước này.
Vị này cho biết thêm: "Nga đã bị đẩy vào trạng thái của một nền kinh tế khép kín và thực tế, Nga là một trong những quốc gia có điều kiện kém nhất để hoạt động như một nền kinh tế đóng".
Vị này nhận định, Nga sẽ gặp nhiều khó khăn do bị cô lập trên trường quốc tế, bởi lâu nay nước này phụ thuộc vào việc xuất khẩu nguyên liệu thô để mua hàng tiêu dùng và thiết bị tinh xảo phục vụ sản xuất trong nước.
Tất nhiên, mặt trái từ các lệnh trừng phạt của phương Tây là làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng chuỗi cung ứng vốn đã đẩy lạm phát ở Mỹ và các quốc gia khác lên mức kỷ lục.
Các quan chức của chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đang dõi theo tình hình các chuỗi cung ứng của Mỹ và châu Âu, bao gồm việc cung cấp các kim loại và khoáng sản cần thiết trong các quy trình sản xuất quan trọng.
Song song với các lệnh trừng phạt, các cường quốc phương Tây cũng ban hành các cơ chế miễn trừ nhân đạo nhằm hạn chế tác động của các lệnh trừng phạt lên giá lương thực vốn tăng cao ngay trước khi diễn ra khủng hoảng Nga - Ukraine.
Quan chức cấp cao của Bộ Tài chính Mỹ để ngỏ khả năng Washington thắt chặt hơn nữa các biện pháp trừng phạt Nga nếu tình trạng gián đoạn nguồn cung được giảm thiểu.
Các nước phương Tây cũng đã cấp giấy phép để Nga chi trả 117 triệu USD tiền lãi đối với khoản nợ của mình vào tháng trước và tránh tình trạng vỡ nợ như nhiều người lo ngại. Mục tiêu của việc cấp phép là giảm thiểu tác động của một vụ vỡ nợ lịch sử lên các ngân hàng phương Tây, trái chủ và các chủ nợ khác.
Giấy phép trên sẽ hết hạn vào ngày 25/5 và quan chức Bộ Tài chính Mỹ cho biết hiện vẫn chưa có quyết định về việc gia hạn giấy phép này.
Nền kinh tế Nga đang bị "tàn phá" bởi các lệnh trừng phạt của phương Tây và sự phục hồi nhanh chóng của đồng rúp chỉ có thể thực hiện được nhờ những nỗ lực của Moscow để nâng giá đồng tiền này.
Giới phân tích cho rằng, sự phục hồi nhanh chóng của đồng rúp sau cú trượt giá kỷ lục gần 30% gần đây là một dấu hiệu cho thấy các biện pháp của phương Tây chưa đủ sức trừng phạt Nga do tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.
Tuy nhiên, vị quan chức cấp cao của Bộ Tài chính Mỹ đánh giá rằng, nền kinh tế Nga đang rơi vào suy thoái và bị đè bẹp bởi lạm phát, bởi lẽ dù đồng rúp đã tăng trở lại mức trước khi chiến sự Nga - Ukraine nổ ra, nhưng sức mua của đồng tiền này đã bị suy giảm do giá cả ở Nga tăng vọt.
Trước đó, CNN đưa tin, các quan chức Nga đã tìm cách nâng giá đồng rúp, trong đó có việc yêu cầu các nhà xuất khẩu của nước này phải đổi 80% doanh thu ngoại tệ của họ lấy đồng rúp, cấm các nhà môi giới Nga bán chứng khoán cho người nước ngoài, cấm người dân chuyển khoản ngân hàng ra bên ngoài Nga và nhiều biện pháp khác.
Dẫu vậy, quan chức Bộ Tài chính Mỹ cho biết, trong những tuần gần đây đã có dấu hiệu cho thấy sự suy yếu cơ bản của đồng rúp khi xuất hiện các giao dịch đổi đồng rúp lấy ngoại tệ trên thị trường chợ đen.
-
Bitcoin vượt mốc 96.000 USD nhờ lạc quan về chính sách của ông Trump -
Ông Donald Trump tái xuất Nhà Trắng sẽ tác động ra sao đến thị trường trái phiếu toàn cầu? -
Các nhà lãnh đạo G20 kêu gọi tăng nguồn tài chính khí hậu lên hàng nghìn tỷ USD -
Dự báo Fed sẽ tạm dừng chu kỳ cắt giảm lãi suất -
Nhật Bản: BoJ có khả năng tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát -
Hiệu ứng bầu cử dần mờ nhạt trên thị trường chứng khoán Mỹ -
Alibaba muốn huy động 5 tỷ USD từ trái phiếu, ByteDance tìm cách mua lại cổ phiếu quỹ
-
1 Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
2 Tín dụng tăng nhanh hơn huy động, ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi -
3 Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
4 Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/11
- Thu thập sinh trắc học trên Agribank Plus - Cơ hội rinh iPhone 16 và nhiều quà hấp dẫn
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu