
-
Việt Nam phấn đấu có ít nhất 3 hợp tác xã lọt top 300 hợp tác xã đứng đầu thế giới
-
Vận hành hệ thống điện mặt trời mái nhà kết hợp BESS tại Điện Nghi Sơn 2
-
Hải quan tìm hiểu, tháo gỡ khó khăn của doanh nghiệp có hàng xuất khẩu, nhập khẩu với Mỹ
-
Vi phạm về pháp luật hải quan tăng 11%
-
Ô tô nhập khẩu giúp hải quan tăng thu ngân sách khoảng 3.380 tỷ đồng -
Sáng tỏ số phận Dự án Coca-Cola tại TP.HCM sau khi hết hạn thuê đất
Phát biểu tại Diễn đàn Diễn đàn “Đầu tư vào Quản trị Công ty: Chiến lược Thu hút Nhà đầu tư có trách nhiệm trong xu thế quốc tế hoá thị trường", do Viện Thành viên Hội đồng Quản trị Việt Nam (VIOD) tổ chức ngày 5/12, với sự hỗ trợ của IFC, Cục kinh tế Liên bang Thụy Sĩ (SECO) và sự đồng hành của UBCKNN, ông Lê Ngọc Lâm, Tổng giám đốc BIDV cho biết, thuật ngữ "quản trị xanh" hay quản trị bền vững- quản trị các giá trị tác động đến môi trường và xã hội cần được chú trọng để các nhà đầu tư, các ngân hàng quyết định đầu tư, cho vay vào các doanh nghiệp thực hành tốt các nội dung về quản trị công ty gắn với phát triển bền vững.
Theo hội nghị liên hợp quốc về thương mại - phát triển (UNCTAD), thị trường tài chính xanh toàn cầu tăng trưởng bình quân 33% trong giai đoạn 2015-2024 và dự kiến tăng 23% giai đoạn 2025-2030, tương đương 20% GDP toàn cầu vào năm 2030.
Trong thời gian qua, NHNN đã ban hành nhiều nội dung chỉ đạo liên quan đến tài chính xanh – tín dụng xanh; kế hoạch hành động của ngành ngân hàng thực hiện chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh, chủ động hướng dẫn, hỗ trợ các NHTM thực hiện ESG.
Theo số liệu từ NHNN, tăng trưởng tín dụng xanh đạt bình quân 22%/năm giai đoạn 2017-2023. Tính đến 30/9/2024, dư nợ tín dụng xanh đạt trên 665 nghìn tỷ đồg, chiếm trên 4,5% tổng dư nợ toàn nền kinh tế, tập trung chủ yếu vào các ngành năng lượng tái tạo, năng lượng sạch chiếm hơn 43%; nông nghiệp xanh trên 30%.
![]() |
Ông Lê Ngọc Lâm, Tổng giám đốc BIDV |
Nhận thức vai trò của và ý nghĩa của tăng trưởng xanh, kinh tế xanh với quy mô đóng góp vào GPD dự kiến tới năm 2050 đạt khoảng 300 tỷ đồng USD, ngay từ khi xây dựng chiến lược kinh doanh giai đoạn 2021 – 2025 tầm nhìn đến 2030 nên theo ông Trần Ngọc Lâm, BIDV đã xác định mục tiêu “Kiến tạo giá trị bền vững” là mục tiêu xuyên suốt trong hoạt động của ngân hàng, đưa tín dụng xanh, tài trợ xanh và xây dựng ngân hàng xanh trở thành ưu tiên trong chiến lược phát triển.
Theo đó, BIDV đã hoàn thành mô hình và xây dựng các khung tài chính xanh dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế, phù hợp với quy định, tình hình kinh doanh tại Việt Nam để đảm bảo vận hành, quản trị ngân hàng theo đúng chiến lược phát triển bền vững. Cùng với việc sớm ban hành các khung tài chính xanh nêu trên, trong hoạt động tín dụng xanh, BIDV cũng là ngân hàng có dư nợ tín dụng xanh nằm trong những ngân hàng dẫn đầu thị trường.
Tính đến 30/9/2024, BIDV đã tài trợ tín dụng xanh cho 1.680 khách hàng, với 2.068 dự án/phương án, dư nợ xanh đạt 75.100 tỷ đồng, chiếm khoảng 3,9% tổng dư nợ của BIDV và chiếm khoảng 11,3% tổng dư nợ tín dụng xanh toàn nền kinh tế. Trong đó, BIDV đã triển khai gói tín dụng 4.200 tỷ đồng ưu đãi lãi suất dành cho doanh nghiệp dệt may; gói tín dụng 10.000 tỷ đồng tài trợ dự án “Công trình xanh” dư nợ các lĩnh vực như năng lượng xanh, năng lượng tái tạo chiếm 81,2%; cho vay các lĩnh vực khác như bảo vệ môi trường thiên nhiên, khôi phục môi trường sinh thái và phòng chống thiên tiên, vận tải bền vững..
Còn trong hoạt động huy động vốn xanh, ông Lâm cho biết, BIDV cũng đã trở thành ngân hàng đầu tiên phát hành thành công 2.500 tỷ đồng trái phiếu xanh và 3.000 tỷ đồng trái phiếu bền vững theo nguyên tác trái phiếu của Hiệp hội thị trường vốn quốc tế tại thị trường trong nước. Số tiền huy động được từ phát hành trái phiếu sẽ được sử dụng để tài trợ cho các dự án xanh, tiết kiệm năng lượng, giảm phát thải, bảo vệ môi trường, phù hợp với khung trái phiếu xanh, khung trái phiếu bền vững của BIDV.
Cũng theo Tổng giám đốc BIDV, thách thức từ các quy định xanh ngày càng chặt chẻ của thị trường khiến các doanh nghiệp cần gia tiêu chuẩn "xanh, bền vững" đối với hàng hóa xuất khẩu, gia tăng trách nhiệm tài chính của nhà sản xuất cho các mục tiêu "xanh, bền vững", gia tăng thủ tục khai báo, công bố thông tin, công bố thông tin xanh...
Tuy nhiên, nguồn lực hỗ trợ cho các doanh nghiệp chuyển đổi xanh còn hạn chế, chưa có hỗ trợ từ ngân sách nhà nước. Để chuyển đổi xanh, doanh nghiệp có thể tốn thêm nhiều chi phí nhưng hiệu quả mang lại chưa thấy được ngay, trong khi các nguồn lực tài trợ còn hạn chế. Hiện tại Việt Nam, nguồn vốn từ các NHTM cho các dự án xanh/bền vững chủ yếu đều từ nguồn tài chính nội lực của ngân hàng. Các yêu cầu để tiếp cận nguồn vốn xanh nước ngoài thường đi kèm các điều kiện khắt khe để đáp ứng tiêu chí xanh.
Trong khi đó, nhận thức năng lực tính sẵn sàng của doanh nghiệp Việt Nam về ESG còn chưa cao. Theo kết quả khảo sát gần đây của PwC, đối với 234 doanh nghiệp với 68 đại diện đến từ các doanh nghiệp tư nhân về mức độ nhận thức và kế hoạch cam kết ESG, 80% đã cam kết hoặc có kế hoạch cam kết ESG trong 2-4 năm tới. Hơn một nữa doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam (58%) đang và sẽ trong giai đoạn lập kế hoạch trong 2-4 năm tới.

-
Ô tô nhập khẩu giúp hải quan tăng thu ngân sách khoảng 3.380 tỷ đồng -
Sáng tỏ số phận Dự án Coca-Cola tại TP.HCM sau khi hết hạn thuê đất -
Sửa Luật Phá sản, tăng cơ hội phục hồi cho doanh nghiệp -
Điều chỉnh thuế, tăng nguồn lực cho doanh nghiệp nông nghiệp -
Tổng giám đốc Vinatex Cao Hữu Hiếu: Bình tĩnh ứng phó với thuế quan -
Doanh nghiệp thủy sản quan ngại về mức thuế đối ứng 46% của Mỹ -
Hiệp hội Điều Việt Nam: Hoãn thời gian cho hàng xuống tàu để bảo vệ lợi ích các bên
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort