-
Start-up quốc tế chọn TP.HCM làm nơi thúc đẩy sáng kiến Net Zero -
Quy định phí bảo vệ môi trường đối với khí thải có hiệu lực từ ngày 5/1/2025 -
UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Tập đoàn Vingroup ký kết thoả thuận hợp tác toàn diện về chuyển đổi xanh -
Chờ đợi danh mục xanh: Chuẩn bị sẵn để đón đầu -
Xi Măng Fico-YTL nêu đề xuất hướng đến chuyển đổi xanh cho ngành xi măng Việt Nam -
Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu
TS. Nguyễn Thị Thu Hà, Giám đốc Trường Đào tạo cán bộ Agribank, Phó trưởng ban chỉ đạo ESG Agribank. |
Một phần của bức tranh ESG
Tín dụng xanh được hiểu là khoản cấp tín dụng mà các tổ chức tín dụng cấp cho các nhu cầu sản xuất, kinh doanh, đầu tư, tiêu dùng không gây rủi ro đến môi trường và hệ sinh thái, góp phần bảo vệ hệ sinh thái chung.
Tín dụng xanh là một thuật ngữ mới xuất hiện những năm gần đây ở Việt Nam, nhưng nó đã có từ lâu trên thế giới với nhiều dự án liên quan đến năng lượng và công nghệ sạch. Đây là những hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng thương mại với các đặc điểm sau:
Thứ nhất, là một hình thức tài chính hỗ trợ phát triển bền vững xã hội, thực hiện mục tiêu xây dựng nền kinh tế xanh, giảm thiểu lượng khí thải carbon ra môi trường. Khi doanh nghiệp đề nghị khoản tín dụng từ các tổ chức tín dụng xanh, họ sẽ được ưu tiên nếu các hoạt động sản xuất, kinh doanh có tính bền vững, thân thiện với môi trường và đảm bảo bảo tồn hệ sinh thái.
Thứ hai, vốn tín dụng được cấp cho những dự án “xanh”, tức là những dự án sản xuất, kinh doanh an toàn cho môi trường, hoặc có tác động tích cực đến môi trường.
Tín dụng xanh được coi là một trong các giải pháp tài chính hiệu quả để giải quyết các vấn đề môi trường, xã hội. Tuy nhiên, có thể khẳng định, tín dụng xanh chỉ là một phần của bức tranh lớn hơn về ESG. Để đạt được mục tiêu phát triển bền vững toàn diện, ngân hàng cần phải triển khai đồng bộ 3 trụ cột ESG.
Đối với trụ cột môi trường, cần đa dạng hóa các hoạt động thân thiện với môi trường ngoài việc tài trợ cho các dự án năng lượng sạch, triển khai các chương trình bảo vệ môi trường, quản lý chất thải, giảm thiểu ô nhiễm, bảo vệ đa dạng sinh học.
Đối với trụ cột xã hội, cần chú trọng đến quan hệ lao động, bình đẳng giới, trách nhiệm cộng đồng, đầu tư vào giáo dục, y tế, phát triển bền vững.
Đối với trụ cột quản trị, cần chú trọng duy trì minh bạch trong hoạt động, chống tham nhũng, quản lý rủi ro; đảm bảo quyền lợi của các bên liên quan (cổ đông, nhân viên, khách hàng).
Tích hợp tiêu chuẩn ESG trong chiến lược kinh doanh
Tích hợp tiêu chuẩn ESG trong chiến lược kinh doanh là xu hướng của các ngân hàng thương mại trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng. Việc tích hợp này là rất cần thiết, thể hiện ở một số điểm sau:
Một là, quản trị danh tiếng của ngân hàng: Ngân hàng có những hoạt động hướng tới ESG có thể xây dựng danh tiếng tốt đối với Chính phủ, cơ quan quản lý, khách hàng, đối tác, người lao động và cộng đồng, từ đó tăng trưởng doanh số, quy mô hoạt động và phát triển theo hướng bền vững.
Ngày càng có nhiều tổ chức độc lập đánh giá và báo cáo về việc thực hiện ESG của các công ty, ngân hàng. Những nhà đầu tư, công ty quản lý quỹ và những bên quan tâm khác thường tham khảo những báo cáo độc lập này để so sánh các công ty, đánh giá rủi ro và đưa ra các quyết định đầu tư. Phương pháp, tiêu chí đánh giá, chấm điểm và báo cáo của các tổ chức thực hiện đánh giá là độc lập và khác nhau (Moody’s, Fitch Rating, S&P, Bloomberg, Corporate Knights Global 100, Chỉ số Bền vững DowJones - DJSI, Đánh giá rủi ro ESG của Sustainalytics...). Áp dụng quy trình quản lý ESG góp phần nâng cao danh tiếng, định vị thương hiệu, tăng lợi thế cạnh tranh của ngân hàng.
Hai là, nâng cao vị thế và khả năng cạnh tranh: Phát triển bền vững thông qua ESG là cơ hội để xây dựng lợi thế cạnh tranh mới cho các ngân hàng Việt Nam. Việc nghiên cứu phát triển các sản phẩm tài chính ngân hàng hiện đại, phù hợp với sự vận động trong tương lai của nền kinh tế như tín dụng xanh và trái phiếu xanh, các sản phẩm cấp tín dụng để sản xuất, kinh doanh bền vững, tham gia thị trường carbon... đưa ngân hàng vào thế chủ động đón đầu xu hướng mới và tạo ra các sản phẩm tiên phong mang tính cạnh tranh cao.
Ba là, nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro: Việc nhận diện các nhân tố rủi ro ESG phụ thuộc vào khẩu vị rủi ro và sự quan tâm của từng tổ chức tín dụng. Các yếu tố ESG mà tổ chức tín dụng nhận diện có thể tác động tích cực hoặc tiêu cực một cách trực tiếp/gián tiếp đến hệ thống tài chính ngân hàng.
Mức độ liên quan và tác động của các nhân tố ESG này đến tổ chức tín dụng cũng phụ thuộc vào mô hình, loại hình kinh doanh và các khoản nợ phải trả. Các rủi ro từ các yếu tố ESG này có thể xuất phát từ hiện tại hoặc trong tương lai, làm ảnh hưởng tiêu cực đến danh mục đầu tư và đối tác. Việc xảy ra các sự cố liên quan đến ESG thông qua các hoạt động cấp tín dụng, quan hệ khách hàng... có thể ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh cũng như thương hiệu của ngân hàng. Do đó, cần phải quản lý rủi ro ESG phù hợp để tích hợp vào hệ thống tài chính ngân hàng nhằm nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro của ngân hàng.
Bốn là, mở rộng thị trường và cơ hội kinh doanh, phát triển sản phẩm dịch vụ mới: Các ngân hàng tích hợp ESG vào mô hình kinh doanh sẽ có lợi thế trong việc thấu hiểu và nắm bắt nhu cầu chuyển đổi, đồng thời đảm bảo mối quan hệ kinh doanh bền vững với khách hàng. Điều này có thể trở thành một lợi thế cạnh tranh, tạo ra các dòng doanh thu mới. Việc áp dụng ESG, ngân hàng cần phải ban hành các sản phẩm, dịch vụ mới nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng, góp phần mở rộng thị trường, tạo cơ hội phát triển hoạt động kinh doanh.
Những kết quả đạt được và đề xuất
Với những hoạt động đã và đang triển khai, dư nợ cấp tín dụng đối với các lĩnh vực xanh của Agribank có sự tăng trưởng ổn định qua từng năm, tỷ trọng tài trợ dự án xanh trong tổng dư nợ tín dụng của Agribank tăng từ 0,9% (năm 2020) lên 1,8% (năm 2023) và duy trì tỷ lệ này đến quý II/2024.
Tính đến ngày 30/6/2024, dư nợ cấp tín dụng đối với lĩnh vực xanh tại Agribank đạt 27.816 tỷ đồng, với 42.485 khách hàng còn dư nợ. Trong đó, dư nợ lĩnh vực năng lượng tái tạo, năng lượng sạch đạt 15.330 tỷ đồng, chiếm 55% tổng dư nợ tín dụng xanh, tiếp đến là lĩnh vực lâm nghiệp bền vững đạt 6.805 tỷ đồng, chiếm 24,5% tổng dư nợ tín dụng xanh; thứ ba là lĩnh vực nông nghiệp xanh với dư nợ 5.540 tỷ đồng, chiếm 20% tổng dư nợ tín dụng xanh.
Xét về số lượng khách hàng được cấp tín dụng, lĩnh vực lâm nghiệp bền vững chiếm tỷ lệ cao nhất với 96% tổng số khách hàng (40.736 khách hàng). Tuy nhiên, các dự án cấp tín dụng với giá trị lớn chủ yếu lại thuộc lĩnh vực năng lượng tái tạo, năng lượng sạch
Để triển khai hiệu quả ESG tại Agribank và chiến lược ngân hàng xanh của Agribank có thể thực thi, Agribank đề xuất một số kiến nghị như sau:
Một là, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan, ban, ngành sớm xây dựng và đề xuất Chính phủ ban hành bộ tiêu chí môi trường và các tiêu chí xác định đối với các dự án được cấp tín dụng xanh để các tổ chức tín dụng có cơ sở pháp lý và kỹ thuật trong việc xác định các dự án, hạng mục dự án đáp ứng điều kiện tín dụng xanh.
Hai là, Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính có các chính sách thúc đẩy phát triển thị trường carbon như: xây dựng quy định quản lý tín chỉ carbon, hoạt động trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà kính và tín chỉ carbon; xây dựng quy chế vận hành sàn giao dịch tín chỉ carbon; triển khai các hoạt động tăng cường năng lực, nâng cao nhận thức về phát triển thị trường carbon, đẩy nhanh vận hành chính thức sàn giao dịch tín chỉ carbon tại Việt Nam.
Ba là, Chính phủ tiếp tục tuyên truyền, phổ biến về sự cần thiết phát triển bền vững, ngân hàng xanh, lĩnh vực đáp ứng tiêu chí tín dụng xanh khuyến khích lối sống, tiêu dùng xanh hài hòa với thiên nhiên, gắn với các giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam; hỗ trợ các ngân hàng thương mại tiếp cận được nhiều hơn các quỹ tài chính, nguồn vốn xanh về hỗ trợ kỹ thuật hoặc cấp tín dụng ưu đãi của các tổ chức trên thế giới.
Bốn là, xây dựng và hình thành hệ thống dữ liệu về tình hình tuân thủ, vi phạm yêu cầu về môi trường của doanh nghiệp, tạo cơ sở cho các ngân hàng thương mại trong việc thẩm định, xác định mức độ rủi ro môi trường khi đánh giá khách hàng đề nghị cấp tín dụng, từ đó không cấp hoặc hạn chế tín dụng mới đối với những dự án tác động xấu đến môi trường.
Năm là, Chính phủ, các bộ, ngành và Ngân hàng Nhà nước ban hành, hướng dẫn, tuyên truyền khung pháp lý cụ thể và rõ ràng hơn về tiêu chí xã hội và quản trị đối với doanh nghiệp và ngân hàng thương mại, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, đáp ứng xu hướng hội nhập của nền kinh tế, quốc tế; có chính sách ưu đãi về thuế, phí, cơ chế bảo hiểm, lãi suất, dự trữ bắt buộc đối với doanh nghiệp, ngân hàng thương mại chủ động triển khai thực thi ESG hiệu quả, được tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế đánh giá cao.
Sáu là, Chính phủ có thể nghiên cứu mô hình của Barbados là “Hoán đổi nợ lấy khí hậu”, làm thay đổi sự hợp tác công - tư trong triển khai các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu. Đây là một phương pháp tiếp cận sáng tạo nhằm khai thác tài chính tư nhân thông qua chuyển đổi nợ vì khí hậu. Cơ chế Chuyển đổi nợ vì khí hậu là Chính phủ cần đàm phán với các chủ nợ quốc tế điều chỉnh lại các điều khoản thanh toán, thời gian trả nợ và lãi suất để tài trợ cho các dự án khí hậu thay vì dùng trả cho các chủ nợ.
Bảy là, huy động tài chính tư nhân cho dự án khí hậu, đặc biệt trong lĩnh vực thích ứng và tăng cường khả năng chống chịu khí hậu như: cải thiện khung pháp lý và chính sách để tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư tư nhân vào các dự án khí hậu, nhận hỗ trợ tài chính và kỹ thuật từ các tổ chức tài chính quốc tế, phát hành các công cụ tài chính xanh…; sử dụng quan hệ đối tác công tư (PPP) tạo điều kiện cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư tư nhân cùng tham gia các dự án khí hậu, qua đó nâng cao hiệu quả tài chính và đảm bảo tính bền vững của các sáng kiến khí hậu.
-
Start-up quốc tế chọn TP.HCM làm nơi thúc đẩy sáng kiến Net Zero -
Quy định phí bảo vệ môi trường đối với khí thải có hiệu lực từ ngày 5/1/2025 -
UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Tập đoàn Vingroup ký kết thoả thuận hợp tác toàn diện về chuyển đổi xanh -
Việt Nam nằm trong nhóm 5 quốc gia triển vọng nhất về tín chỉ carbon
-
ESG: Không chỉ là tín dụng xanh -
Chờ đợi danh mục xanh: Chuẩn bị sẵn để đón đầu -
Sút bóng vào khung thành di động, doanh nghiệp nên đi sớm, đi chậm trên hành trình ESG -
Xi Măng Fico-YTL nêu đề xuất hướng đến chuyển đổi xanh cho ngành xi măng Việt Nam -
Lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của nông dân Hà Nội -
Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu -
Nâng cao quản lý, vận hành hệ thống thủy lợi để thích ứng với tình hình mới
-
1 Xử lý dự án bất động sản gặp khó: Làm rõ nội hàm “không hợp thức hóa các vi phạm” -
2 Lợi nhuận giảm mạnh, nhiều doanh nghiệp gấp rút xin đổi kế hoạch năm -
3 Thủ tướng: Can thiệp vào hoạt động doanh nghiệp nhà nước sẽ làm méo mó thị trường -
4 Tập đoàn Luxshare đầu tư thêm 2 dự án tại Nghệ An -
5 Đất đấu giá vùng ven Hà Nội dần “hạ nhiệt”
- Sandoz triển khai chương trình cộng đồng phòng chống đề kháng kháng sinh tại Việt Nam
- Thu thập sinh trắc học trên Agribank Plus - Cơ hội rinh iPhone 16 và nhiều quà hấp dẫn
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024