
-
Chuyển đổi số và xanh là "chìa khóa" giúp doanh nghiệp ngành Logistics nâng cao sức cạnh tranh
-
Hà Nội ban hành kế hoạch giảm phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực chất thải
-
Siết chặt quản lý thuốc bảo vệ thực vật, phân bón trong nông nghiệp
-
Ngân sách có trách nhiệm giới: Từ cam kết đến hành động
-
Mận tam hoa mang lại thu nhập ổn định cho người dân vùng cao Sơn La -
Hải Phòng chuyển đổi số hướng tới phát triển bền vững
Ngày 27/12, UBND tỉnh Quảng Bình cho biết, vừa ban hành quyết định phân bổ 240,4 tỷ đồng vốn đầu tư phát triển ngân sách Trung ương và đối ứng ngân sách tỉnh năm 2024 thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Quảng Bình.
UBND tỉnh Quảng Bình giao các sở, ngành hướng dẫn các địa phương, chủ đầu tư triển khai phân bổ vốn và thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định. Đồng thời, giao UBND các huyện khẩn trương trình HĐND huyện thông qua về phân bổ chi tiết danh mục công trình, dự án cho các đơn vị, địa phương trực thuộc, theo quy định của pháp luật và văn bản hướng dẫn của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh.
![]() |
Nguồn vốn sẽ được phân bổ để triển khai các dự án cơ sở hạ tầng thiết yếu hỗ trợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi Quảng Bình. Ảnh: Hùng Trần |
Trước đó, tại kỳ họp thứ 12, HĐND tỉnh Quảng Bình khóa XVIII (nhiệm kỳ 2021-2026) diễn ra từ ngày 6-8/12 vừa qua, HĐND tỉnh Quảng Bình đã thông qua nghị quyết về việc phân bổ vốn đầu tư phát triển ngân sách trung ương và đối ứng ngân sách tỉnh năm 2024 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Quảng Bình với số tiền 240 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách Trung ương 215,48 tỷ đồng và ngân sách tỉnh 25 tỷ đồng.
Các dự án sẽ được phân bổ vốn bao gồm, Dự án 1: Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt (19,5 tỷ đồng). Dự án 2: Quy hoạch, sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư ở những nơi cần thiết (44,89 tỷ đồng).
Dự án 4: Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và các đơn vị sự nghiệp công của lĩnh vực dân tộc (61,7 tỷ đồng).
Dự án 5: Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực - Tiểu dự án 1: Đổi mới hoạt động, củng cố phát triển các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú và xóa mù chữ cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số (25,68 tỷ đồng).
Dự án 6: Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch (13,49 tỷ đồng).
Dự án 9: Đầu tư phát triển nhóm dân tộc rất ít người và nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn - Tiểu dự án 1: Đầu tư phát triển kinh tế - xã hội các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, dân tộc có khó khăn đặc thù (67,8 tỷ đồng).

-
Chuyển đổi số và xanh là "chìa khóa" giúp doanh nghiệp ngành Logistics nâng cao sức cạnh tranh
-
Hà Nội ban hành kế hoạch giảm phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực chất thải
-
Xây dựng Nghị định về EPR: Minh bạch hóa trách nhiệm tái chế, hướng tới kinh tế tuần hoàn
-
Siết chặt quản lý thuốc bảo vệ thực vật, phân bón trong nông nghiệp
-
Ngân sách có trách nhiệm giới: Từ cam kết đến hành động -
Mận tam hoa mang lại thu nhập ổn định cho người dân vùng cao Sơn La -
Hải Phòng chuyển đổi số hướng tới phát triển bền vững -
Thúc đẩy hợp tác nông nghiệp Việt Nam - Venezuela -
Dự kiến lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải xe ô tô lưu hành ở Việt Nam -
TTC AgriS đẩy mạnh định hình hệ sinh thái tài chính chuỗi -
TTC AgriS hợp tác chiến lược với Bộ Nông nghiệp và Môi trường
-
Phú Đông Group khánh thành trường mầm non Ô Mây
-
Khoa học công nghệ - Đòn bẩy giúp PV Power bứt phá giai đoạn mới
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Nhượng quyền dịch vụ quốc tế có “người tiên phong”
-
VietOffice 2025 - Triển lãm của những đột phá
-
K&D Trading - 15 năm xây dựng hệ sinh thái hàng Việt tại Canada, góp phần thúc đẩy hàng Việt Nam ra thế giới