
-
Chuyển đổi số và xanh là "chìa khóa" giúp doanh nghiệp ngành Logistics nâng cao sức cạnh tranh
-
Hà Nội ban hành kế hoạch giảm phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực chất thải
-
Siết chặt quản lý thuốc bảo vệ thực vật, phân bón trong nông nghiệp
-
Ngân sách có trách nhiệm giới: Từ cam kết đến hành động
-
Mận tam hoa mang lại thu nhập ổn định cho người dân vùng cao Sơn La -
Hải Phòng chuyển đổi số hướng tới phát triển bền vững
![]() |
Gà lôi lam đuôi trắng là động vật đặc hữu của Việt Nam. Nguồn: Viet Nature. |
Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam vừa có quyết định phê duyệt khoản viện trợ không hoàn lại (không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức) để thực hiện Dự án Hỗ trợ bảo tồn và bảo vệ Gà lôi lam mào trắng ở Việt Nam.
Theo đó, Dự án Hỗ trợ bảo tồn và bảo vệ Gà lôi lam mào trắng ở Việt Nam do Vườn thú Berlin (Đức) và Quỹ Bảo tồn thiên nhiên Keidaren (Nhật Bản) tài trợ với kinh phí 20 nghìn EUR và 4 triệu JPY (tương đương hơn 1,1 tỷ đồng); chủ dự án là Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên Việt (tổ chức khoa học công nghệ trực thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam).
Dự án được thực hiện tại địa bàn huyện Lệ Thủy, thời gian triển khai từ tháng 9/2022 - 8/2023.
Dự án sẽ thực hiện các hoạt động gồm xây dựng vận hành trạm nhân nuôi bảo tồn Gà lôi lam mào trắng và trung tâm giáo dục môi trường; chuẩn bị nguồn giống với số lượng, chất lượng phù hợp (được huấn luyện các tập tính hoang dã và thích nghi với điều kiện khí hậu thời tiết trong vùng phân bố lịch sử của loài này) cho chương trình tái thả, phục hồi loài này trong tự nhiên…
Theo Tổng cục Môi trường, Gà lôi lam mào trắng (Lophura edwardsi) thuộc Danh mục Động vật sách đỏ Việt Nam và là loài động vật chỉ tìm thấy duy nhất trên lãnh thổ Việt Nam, không tìm thấy ở nơi khác trên thế giới.
Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên Việt thông tin, Gà lôi lam mào trắng là một loài chim Trĩ đang bị đe dọa ở cấp cực kỳ nguy cấp (Danh lục đỏ của IUCN), không được nhìn thấy trong tự nhiên trong gần 20 năm qua, và được cho là đã tuyệt chủng.
Nhiều cuộc khảo sát thực địa bao gồm cả việc sử dụng hàng trăm bẫy máy ảnh đã được thực hiện nhưng không có bất kỳ dấu hiệu nào của Gà lôi lam mào trắng kể từ năm 2000; tuy nhiên, loài này vẫn còn tồn tại dưới sự chăm sóc của con người.
Theo đó, Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên Việt đang hợp tác chặt chẽ với các tổ chức quốc tế thực hiện Kế hoạch phục hồi dài hạn để đưa loài Gà lôi lam mào trắng trở lại tự nhiên bằng cách thuê diện tích rừng rộng 768 ha (thuộc phạm vi loài này sinh sống trước đây) tại Khu bảo tồn thiên nhiên Khe Nước Trong (xã Kim Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình).

-
Luật Bảo vệ Môi trường 2020: Động lực thúc đẩy khoa học công nghệ môi trường
-
Chuyển đổi số và xanh là "chìa khóa" giúp doanh nghiệp ngành Logistics nâng cao sức cạnh tranh
-
Hà Nội ban hành kế hoạch giảm phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực chất thải
-
Xây dựng Nghị định về EPR: Minh bạch hóa trách nhiệm tái chế, hướng tới kinh tế tuần hoàn
-
Siết chặt quản lý thuốc bảo vệ thực vật, phân bón trong nông nghiệp -
Ngân sách có trách nhiệm giới: Từ cam kết đến hành động -
Mận tam hoa mang lại thu nhập ổn định cho người dân vùng cao Sơn La -
Hải Phòng chuyển đổi số hướng tới phát triển bền vững -
Thúc đẩy hợp tác nông nghiệp Việt Nam - Venezuela -
Dự kiến lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải xe ô tô lưu hành ở Việt Nam -
TTC AgriS đẩy mạnh định hình hệ sinh thái tài chính chuỗi
-
Phú Đông Group khánh thành trường mầm non Ô Mây
-
Khoa học công nghệ - Đòn bẩy giúp PV Power bứt phá giai đoạn mới
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Nhượng quyền dịch vụ quốc tế có “người tiên phong”
-
VietOffice 2025 - Triển lãm của những đột phá
-
K&D Trading - 15 năm xây dựng hệ sinh thái hàng Việt tại Canada, góp phần thúc đẩy hàng Việt Nam ra thế giới