
-
Quảng Ngãi đề nghị thông qua 2 đồ án quy hoạch lớn tại Khu kinh tế Dung Quất
-
An Giang có 4 chủ đầu tư chưa thực hiện giải ngân vốn đầu tư công năm 2025
-
Những thành tựu nổi bật của Hải Phòng trong phát triển kinh tế
-
Tổ hợp khách sạn và dịch vụ du lịch CYAN gặp khó vì thủ tục đất đai
-
Hải Phòng: Sức hút mới từ khu thương mại tự do -
Động lực giải ngân đại dự án
![]() |
Tuyến đường ven biển trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. |
Dọn dẹp
Với hơn 100 km bờ biển, tuyến đường ven biển mở ra không gian rộng lớn cho sự phát triển của tỉnh Quảng Nam. Khi giai đoạn I tuyến đường này hoàn thành, một lượng vốn khổng lồ được doanh nghiệp đăng ký đầu tư vào vùng Đông. Quảng Nam đã cấp các quyết định chủ trương, thỏa thuận nghiên cứu, chứng nhận đầu tư cho 33 dự án, với tổng vốn đăng ký 15,8 tỷ USD vào khu vực này.
Tuy nhiên, đến nay, chỉ có 2 dự án được hình thành, các dự án khác đều “đứng hình”, phải liên tục xin điều chỉnh và giãn tiến độ. Chính quyền tỉnh Quảng Nam đã phải khai tử Dự án Khu phức hợp dịch vụ nghỉ dưỡng Bình Dương có tổng diện tích gần 184 ha tại xã Bình Dương (huyện Thăng Bình); yêu cầu chấm dứt đầu tư Dự án Khu nghỉ dưỡng phức hợp quốc tế An Thịnh - PPC của Công ty cổ phần Quốc tế Nam Hội An, diện tích gần 200 ha tại xã Bình Minh (huyện Thăng Bình).
Năm 2021, Quảng Nam cũng chấm dứt hoạt động 7 dự án đầu tư (gồm 5 dự án du lịch nghỉ dưỡng), hủy bỏ 5 đồ án quy hoạch chi tiết của các khu vui chơi giải trí, biệt thự nghỉ dưỡng, khách sạn cao cấp do doanh nghiệp lập không phù hợp với tiến trình quy hoạch và phát triển vùng Đông. Nguyên nhân đã được chỉ rõ, đó là khó khăn trong giải phóng mặt bằng, nhiều chủ đầu tư không đủ năng lực, những khó khăn trong thủ tục đất đai.
Theo ông Nguyễn Tấn Văn, Phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Nam, chính thực trạng đó khiến tỉnh quyết định rà soát lại toàn bộ hồ sơ pháp lý liên quan đến nhiều dự án đầu tư trọng điểm tại vùng Đông. “Quảng Nam đang kiểm tra, rà soát từng dự án cụ thể dọc tuyến đường ven biển, dự án nào chậm tiến độ, dự án nào nhà đầu tư không đủ năng lực thì sẽ xử lý theo Luật Đầu tư”, ông Văn chia sẻ.
Khơi dòng vốn mới
Dự án đường Võ Chí Công giai đoạn II - tuyến đường ven biển chạy theo vùng Đông của tỉnh Quảng Nam - đang chạy nước rút để có thể hoàn thành đúng tiến độ cam kết. Theo ông Nguyễn Thanh Tâm, Giám đốc Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Quảng Nam, năm 2022, sẽ hoàn thành cơ bản tuyến đường chiến lược này. Với tổng mức đầu tư 1.479 tỷ đồng, giai đoạn II tuyến đường ven hoàn thành sẽ tạo nên động lực tăng trưởng mới cho địa phương.


Quảng Nam đặt nhiều kỳ vọng vào tuyến đường ven biển, bởi đó là trục giao thông huyết mạch; đóng vai trò quan trọng trong định hướng phát triển du lịch của tỉnh Quảng Nam, cũng như phát triển các ngành công nghiệp trong Khu kinh tế mở Chu Lai... Trong Quy hoạch xây dựng vùng Đông giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Quảng Nam định hướng xây dựng nơi đây thành nơi phát triển bậc nhất miền Trung; vùng động lực của tỉnh, làm đầu tàu kéo các vùng khác phát triển.
PGS-TS. Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng, Quảng Nam cần hình dung về sự phát triển của đô thị Chu Lai theo hướng “siêu đô thị”. “Chúng ta gặp khó khăn vì chưa thu hút được nhiều ‘ông lớn’, nhưng nếu có suy nghĩ đủ tầm thì các tập đoàn lớn sẽ vào ngay từ đầu để đồng hành với tỉnh. Doanh nghiệp sẽ nhìn ra tương lai của những dải đất hoang vu. Chúng ta cần dựa vào những doanh nghiệp có tầm nhìn lớn, đặt ra ‘ngưỡng’ để họ ‘chơi’, cùng doanh nghiệp định hình tương lai nhằm tạo sức bật cho vùng đất này”, ông Thiên đề xuất.
Sau quãng thời gian các dự án ào ạt đăng ký mà không thể triển khai, giờ đây, Quảng Nam thực hiện phương châm “chậm mà chắc” ở vùng Đông. Ông Nguyễn Tân Văn cho biết, tỉnh đang ráo riết rà soát tất cả các dự án, đồng thời điều chỉnh quy hoạch. Sau này, các dự án vào đây đều phải thực hiện theo đúng quy hoạch; tổ chức lựa chọn nhà đầu tư theo đúng Luật Đầu tư, dự án nào đấu giá thì phải đấu giá, đấu thầu thì phải đấu thầu, không để xảy ra tình trạng nhà đầu tư chiếm dụng hay “xí phần” đất.
Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, ông Trần Văn Tân cho biết, tỉnh không vội vàng lấp đầy các dự án tại vùng Đông, mà đang tập trung làm tốt công tác quy hoạch. “Sắp tới, chúng tôi sẽ xúc tiến nhiều dự án lớn vào vùng Đông, đấu thầu lựa chọn những nhà đầu tư đủ năng lực và có tầm vóc, đưa vùng Đông trở thành đầu tàu tăng trưởng của tỉnh”, ông Tân khẳng định.

-
Hải Phòng: Sức hút mới từ khu thương mại tự do -
Động lực giải ngân đại dự án -
Hải Phòng: Quy hoạch là động lực và cơ hội bứt phá -
Hoàn thành nhiệm vụ cả nước có 3.000 km đường bộ cao tốc trong năm 2025 -
Vốn đầu tư công tại TP.HCM bị đọng trong các dự án trọng điểm -
Những dự án hạ tầng thúc đẩy phát triển Hải Phòng -
Quảng Ngãi thu hồi, chuyển đổi mục đích gần 500 ha đất để thực hiện 29 dự án
-
Phú Đông Group khánh thành trường mầm non Ô Mây
-
Khoa học công nghệ - Đòn bẩy giúp PV Power bứt phá giai đoạn mới
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Nhượng quyền dịch vụ quốc tế có “người tiên phong”
-
VietOffice 2025 - Triển lãm của những đột phá
-
K&D Trading - 15 năm xây dựng hệ sinh thái hàng Việt tại Canada, góp phần thúc đẩy hàng Việt Nam ra thế giới