-
Kích cầu du lịch “Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa” -
Sắp diễn ra Tuần lễ Du lịch - Thương mại TP.HCM và Đồng bằng sông Cửu Long -
Đà Nẵng lần đầu tổ chức Lễ hội Giáng sinh - Chào năm mới 2025 -
Tìm giải pháp liên kết phát triển sản phẩm du lịch của Cụm phía Đông ĐBSCL -
“Vương quốc gạch gốm đỏ” sẽ là địa chỉ hấp dẫn du khách muôn phương đến với Vĩnh Long -
Quảng Ninh liên tiếp đón siêu tàu biển với hàng nghìn khách du lịch quốc tế
Đô thị cổ Hội An là một trong 2 di sản văn hóa thế giới tại Quảng Nam được UNESCO công nhận |
Một điểm đến 2 di sản
Quảng Nam là tỉnh có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch, khi sở hữu 2 di sản văn hóa thế giới, cùng nhiều danh thắng, điểm du lịch nổi tiếng, thu hút hàng triệu lượt du khách tham quan mỗi năm.
Đặc biệt, trong khoảng 10 năm trở lại đây, Quảng Nam trở thành trung tâm thu hút khách quốc tế lớn của cả nước. Thống kê năm 2019, Quảng Nam xếp thứ 4 toàn quốc về lượng khách quốc tế, với hơn 4,6 triệu lượt khách (chỉ sau TP.HCM, Hà Nội và Quảng Ninh).
Theo quy hoạch tỉnh Quảng Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, mục tiêu đến năm 2030, Quảng Nam phấn đấu trở thành tỉnh phát triển khá của cả nước; là cực tăng trưởng quan trọng của khu vực miền Trung - Tây Nguyên; có nền văn hóa giàu bản sắc, có mạng lưới kết cấu hạ tầng đồng bộ theo hướng hiện đại; phát triển hàng không, cảng biển làm nền tảng phát triển du lịch, thu hút trên 15 triệu lượt khách du lịch, trong đó có khoảng 8 triệu lượt khách quốc tế và 7 triệu lượt khách nội địa.
Đến năm 2050, Quảng Nam phát triển toàn diện, hiện đại và bền vững, mang đậm bản chất văn hoá đặc trưng con người xứ Quảng; phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; là trung tâm du lịch quốc tế quan trọng trên cơ sở phát huy giá trị các di sản văn hóa thế giới và khu dự trữ sinh quyển thế giới.
Theo ông Hồ Quang Bửu, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, tỉnh chú trọng việc bảo tồn các tài nguyên văn hóa bản địa để xây dựng, phát triển các sản phẩm văn hóa đa dạng, độc đáo; đưa Quảng Nam trở thành trung tâm văn hóa nghệ thuật, điểm đến hấp dẫn hàng đầu về du lịch di sản văn hóa trong vùng, với Đô thị cổ Hội An và Khu di tích Mỹ Sơn làm hạt nhân. Đầu tư các quảng trường, công viên cấp đô thị và các công viên nhỏ, vườn hoa cây xanh, điểm sinh hoạt văn hóa - thể thao trong các khu dân cư.
Theo UBND tỉnh Quảng Nam, mục tiêu của Đề án nhằm bảo vệ tính toàn vẹn, tính chân xác, giá trị nổi bật toàn cầu của di sản; đảm bảo tính thống nhất và hài hòa giữa công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản với phát triển kinh tế - xã hội; góp phần tạo sự cân bằng giữa bảo tồn và phát triển tại khu vực vùng lõi, vùng đệm và khu vực xung quanh. Tiếp tục nghiên cứu, nhận diện những giá trị mới, làm phong phú thêm giá trị lịch sử - văn hóa và giá trị đương đại của di sản.
Với đề án này, Quảng Nam đặt mục tiêu đến năm 2035 sẽ bảo tồn nguyên vẹn tính toàn vẹn, tính chân xác, giá trị nổi bật toàn cầu của Di sản Văn hóa thế giới Đô thị cổ Hội An. Hoàn thiện quy hoạch không gian và đưa vào mở rộng khoanh vùng bảo vệ của Di sản Văn hóa thế giới Đô thị cổ Hội An.
Đồng thời, khai thác không gian thiên nhiên - văn hóa Quảng Nam trở thành trung tâm du lịch đẳng cấp quốc tế trên cơ sở phát huy tối đa giá trị các Di sản văn hoá thế giới Hội An, Mỹ Sơn, Khu dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm, tài nguyên biển, đảo, sông, hồ, núi rừng, các di tích lịch sử, văn hóa và đặc trưng con người xứ Quảng; phát triển các loại hình du lịch tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, thể thao, sự kiện, hội nghị...
Quảng Nam định hướng phát triển thế mạnh du lịch văn hóa của Hội An, thu hút khách tham quan Công viên Văn hóa - Du lịch Hội An, mua sắm hàng thủ công mỹ nghệ, may mặc, du thuyền trên sông, tham quan làng nghề, du lịch hội nghị, du lịch biển, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái.
Ưu tiên phát triển đảo Cù Lao Chàm thành khu nghỉ dưỡng biển cao cấp. Ven biển Điện Ngọc - Cẩm An và ven sông Cổ Cò, phát triển các khu nghỉ dưỡng, khu giải trí cao cấp, khách sạn từ 3 sao trở lên. Hội An kết nối với các vùng phụ cận hình thành một trong những trung tâm du lịch lớn của cả nước, có sức cạnh tranh quốc tế.
Đối với Khu di sản thế giới Mỹ Sơn, Quảng Nam tập trung khai thác thế mạnh du lịch văn hoá, tham quan di tích, du lịch nghiên cứu văn hóa Champa, văn hóa Sa Huỳnh, di tích lịch sử cách mạng. Du lịch văn hoá kết hợp với du lịch sinh thái.
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, ông Nguyễn Văn Sơn, Chủ tịch UBND TP. Hội An cho hay, Tỉnh ủy Quảng Nam đã có nghị quyết chuyên đề về việc xây dựng Hội An trở thành thành phố văn hóa và du lịch. Du lịch Hội An phát triển theo hướng bảo tồn tối đa về văn hóa, sinh thái, trong đó phải bảo tồn được khu phố cổ và vùng đệm, các làng nghề truyền thống, các lễ hội dân gian... Bên cạnh đó, Hội An cũng được phát triển là thành phố sinh thái, nên phải tập trung bảo vệ tối đa về đa dạng sinh học, đặc biệt với Khu dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm. Đối với khu vực thành phố, phải giữ tối đa đất ruộng đồng, theo hướng “phố trong làng, làng trong phố”, bảo tồn các giá trị sản xuất truyền thống.
“Để phát triển du lịch, chúng ta có nhiều hướng để thực hiện. Trong đó, cần phải tiếp tục phát triển các tour tuyến hiện có và phát triển thêm các tour mới, sản phẩm du lịch mới trên cơ sở giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa, sinh thái. Đồng thời, đầu tư hoàn chỉnh về hạ tầng ở Hội An, đặt biệt là hạ tầng du lịch như công viên, bến thuyền. Làm tốt công tác bảo vệ môi trường du lịch. Làm tốt công tác quảng bá”, ông Sơn nói.
Đối với việc phát triển Khu di sản thế giới Mỹ Sơn, ông Phan Hộ, Giám đốc Ban Quản lý Di sản văn hóa Mỹ Sơn cho biết, bên cạnh việc quảng bá hình ảnh trên các phương tiện đại chúng, việc đưa một số tiết mục, sản phẩm du lịch mới vào biểu diễn, phục vụ khách như múa Đội “Ciet”, “Đêm Mỹ Sơn huyền thoại”, “Mùa hạ về bên tháp cổ”, “Xuân về tháp cổ”… mang đến những trải nghiệm mới lạ và thu hút được nhiều du khách tham quan.
“Việc áp dụng chuyển đổi số trong hoạt động du lịch không chỉ đáp ứng nhu cầu khách tham quan, mang đến những trải nghiệm thú vị, nâng cao chất lượng điểm đến, làm giàu giá trị di sản, mà còn thể hiện sự thích ứng, đón đầu xu thế thời đại, hướng tới xây dựng nhiều sản phẩm, dịch vụ du lịch tiêu biểu, góp phần giải quyết hài hòa giữa phát triển du lịch và bảo tồn di sản tại Mỹ Sơn”, ông Hộ khẳng định.
Khu nghi dưỡng Vinpearl Nam Hội An nhìn từ trên cao |
Tăng cường đầu tư hạ tầng du lịch
Ông Hồ Quang Bửu cho biết, trước hết, phải thực hiện đồng bộ các giải pháp trong quy hoạch nhằm hiện thực hóa mục tiêu trở thành trung tâm du lịch đẳng cấp quốc tế.
Theo đó, Quảng Nam sẽ rà soát, điều chỉnh và ban hành các cơ chế, chính sách ưu đãi và tạo thuận lợi nhất về giải phóng mặt bằng, tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi dài hạn... để thu hút đầu tư phát triển du lịch, đặc biệt là các sản phẩm du lịch đặc thù theo hướng hiện đại với hàm lượng công nghệ cao và “xanh”.
Tăng cường ngân sách để hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng du lịch, đặc biệt là hạ tầng kết nối khu, điểm du lịch, kết nối tỉnh Quảng Nam với các địa phương phụ cận, đặc biệt với các trung tâm du lịch lớn của cả nước; đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch và bảo vệ môi trường du lịch.
Đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư trên cơ sở hoàn thiện các chính sách khuyến khích đầu tư và tạo môi trường thông thoáng cho hoạt động đầu tư. Đẩy mạnh xúc tiến, thu hút và có cơ chế, chính sách ưu đãi để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Tỉnh Quảng Nam sẽ tiếp tục chỉ đạo ngành du lịch đẩy mạnh xây dựng các sản phẩm du lịch phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của các thị trường khách, cả thị trường truyền thống và thị trường tiềm năng; nâng cao chất lượng dịch vụ, nâng cấp hạ tầng du lịch, hạ tầng giao thông phục vụ khách du lịch.
Tăng cường quảng bá, xúc tiến trên các báo, đài, tạp chí trong và ngoài nước. Tổ chức chương trình xúc tiến du lịch tại 2 thị trường là Australia và Đài Loan; liên kết phát triển du lịch với các tỉnh, thành phố trọng điểm du lịch, với các ngành, lĩnh vực như hàng không, truyền thông; phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của thị trường...
Ngoài ra, ông Hồ Quang Bửu khẳng định, việc ứng dụng chuyển đổi số trong lĩnh vực du lịch là một trong những chủ trương lớn của tỉnh Quảng Nam. Do đó, cần tập trung đẩy mạnh việc chuyển đổi số trong ngành du lịch, phát triển du lịch thông minh, tiếp tục duy trì và phát huy hiệu quả hệ thống phần mềm du lịch thông minh tỉnh Quảng Nam; xây dựng chương trình kích cầu du lịch năm 2024. Đồng thời, ngành du lịch Quảng Nam cần xây dựng, tổ chức triển khai nền tảng dữ liệu số về các di sản văn hóa, danh thắng, khu, điểm đến, cơ sở dịch vụ, thị trường du lịch để người dùng có thể làm giàu tài nguyên du lịch.
“Để thực hiện chuyển đổi số trong du lịch một cách hiệu quả, đòi hỏi phải có chiến lược bài bản, có trọng tâm, trọng điểm, thay đổi phương thức quản lý, vận hành, quản trị ngành du lịch”, ông Bửu nhấn mạnh.
-
Cam Ranh - Chương mới của du lịch chủ động và ngắn ngày -
Tìm giải pháp liên kết phát triển sản phẩm du lịch của Cụm phía Đông ĐBSCL -
“Vương quốc gạch gốm đỏ” sẽ là địa chỉ hấp dẫn du khách muôn phương đến với Vĩnh Long -
Quảng Ninh liên tiếp đón siêu tàu biển với hàng nghìn khách du lịch quốc tế -
Làng rau Trà Quế, Quảng Nam được vinh danh là làng du lịch tốt nhất thế giới -
Những lý do không thể bỏ lỡ Bản Mây trong chuyến thăm Fansipan -
[Ảnh] Độc đáo Lễ hội Hoa Sen đá lần đầu tiên được tổ chức tại Sa Pa
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo
- Tập đoàn Stavian nhận cú đúp giải thưởng trong Bảng xếp hạng Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024
- AZB - Hành trình kiến tạo "Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2024"