
-
Khánh Hòa: Nhà đầu tư đề xuất Dự án Sản xuất cánh quạt điện gió, diện tích hơn 31 ha
-
TP.HCM: Các dự án di dời nhà ven kênh rạch chưa hấp dẫn nhà đầu tư
-
Quảng Ninh: Giải ngân vốn đầu tư công là động lực quan trọng nhất thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
-
Hà Nội tăng cường tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư
-
Chủ tịch Cần Thơ: Tính toán khu tái định cư quy mô lớn, phục vụ cho nhiều dự án -
Đại sứ Hoa Kỳ Marc Knapper: Nhiều doanh nghiệp Hoa Kỳ quan tâm tìm hiểu cơ hội đầu tư tại Hải Phòng
Sau 15 năm hình thành và phát triển, đến nay, tỷ lệ lấp đầy của KCN Đông Mai đạt 86%; có 24 dự án vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt gần 600 triệu USD và 1 dự án vốn đầu tư trong nước đang còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư là 200 tỷ đồng, tạo công ăn việc làm cho 9.600 lao động, với thu nhập ổn định.
Các doanh nghiệp thứ cấp tại KCN Đông Mai tạo ra các sản phẩm công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp chế biến chế tạo với những thương hiệu đẳng cấp hàng đầu thế giới của Nhật Bản, Đức, Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc. Trong đó có một số dự án nổi bật đóng góp tích cực trong thu ngân sách nhà nước và tăng trưởng kinh tế của tỉnh, như: TCL, Foxconn, Yazaki... Hầu hết các dự án này đều liên quan đến sản xuất thiết bị điện tử phục vụ nhu cầu xuất khẩu.
![]() |
KCN Đông Mai. Ảnh: Viglacera |
Nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu thu hút đầu tư vào địa bàn KCN Đông Mai, chủ đầu tư đã tính toán và đề xuất tỉnh mở rộng diện tích KCN tại khu vực phía Tây hiện nay (nối tiếp từ KCN hiện tại đến tỉnh lộ 338), với diện tích mở rộng khoảng 157 ha. Phần diện tích mở rộng này phù hợp với Quy hoạch tỉnh Quảng Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 80/QĐ-TTg ngày 11/2/2023), điều chỉnh quy hoạch chung Thị xã Quảng Yên và quy hoạch sử dụng đất Thị xã Quảng Yên.
Đến nay, theo Quyết định số 80 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tỉnh Quảng Ninh, KCN Đông Mai - bao gồm cả phần mở rộng thuộc quy hoạch phát triển KCN tỉnh Quảng Ninh được xác định với diện tích hơn 317ha, trong đó phần mở rộng có diện tích khoảng 150 ha. Để thực hiện mở rộng KCN Đông Mai theo quy hoạch và các quy định pháp luật, các thủ tục cần thực hiện là lập quy hoạch phân khu xây dựng, trình chấp thuận chủ trương đầu tư mở rộng KCN Đông Mai theo quy hoạch được phê duyệt.
Theo UBND tỉnh Quảng Ninh, hiện nay tỉnh đã yêu cầu các sở, ngành, địa phương liên quan đẩy nhanh tiến độ thực hiện các thủ tục lập, trình duyệt quy hoạch mở rộng KCN Đông Mai và chủ trương đầu tư mở rộng KCN Đông Mai; Khẩn trương hoàn thiện lập Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000 mở rộng KCN Đông Mai để trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư mở rộng KCN trong thời gian gần nhất, chậm nhất ngày 30/6/2024 phải hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng, hoàn thiện hạ tầng để đón các nhà đầu tư thứ cấp, góp phần thực hiện hiệu quả mục tiêu năm 2024, Quảng Ninh thu hút đầu tư FDI ít nhất 3 tỷ USD.
![]() |
Quảng Ninh đẩy nhanh việc mở rộng Khu công nghiệp Đông Mai. Ảnh: Viglacera |
Ông Trần Đức Thắng, Chủ tịch UBND Thị xã Quảng Yên, cho biết: Hiện nay, UBND Thị xã đang tích cực triển khai lập quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000 phân khu C (trong đó có KCN Đông Mai mở rộng). Phân khu này có quy mô tương đối lớn, chức năng đô thị, công nghiệp nên địa phương phải nghiên cứu thật kỹ để cho phù hợp. Tuy nhiên, để đảm bảo tiến độ lập quy hoạch phân khu C, địa phương chia sẻ phần lập điều chỉnh mở rộng KCN Đông Mai cho Ban quản lý Khu kinh tế Quảng Ninh.
Theo các sở, ban, ngành liên quan, mở rộng KCN Đông Mai đã đáp ứng các điều kiện theo quy định của Nghị định số 35/NĐ-CP ngày 28/5/2022 của Chính phủ quy định về quản lý KCN, KKT. Cụ thể, đã hoàn thiện cơ sở hạ tầng, công trình bảo vệ môi trường, cho các nhà đầu tư thứ cấp thuê đất với tỷ lệ lấp đầy đạt trên 86%; đã đưa vào sử dụng dự án nhà ở công nhân; phạm vi phần mở rộng giáp với KCN Đông Mai hiện trạng, có khả năng kết nối, sử dụng chung hạ tầng kỹ thuật.
Để đảm bảo tiến độ lập điều chỉnh mở rộng KCN Đông Mai, UBND tỉnh Quảng Ninh đã chỉ đạo, giao Ban quản lý Khu kinh tế hoàn thành lập đồ án Quy hoạch phân khu điều chỉnh, mở rộng KCN Đông Mai trong tháng 12/2023 với quy mô theo định hướng Quy hoạch tỉnh Quảng Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Qua đó, tổ chức lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan để hoàn thiện, báo cáo UBND tỉnh trình Bộ Xây dựng xin ý kiến. Mục tiêu phấn đấu đến tháng 2/2024, sẽ hoàn thành việc thẩm định, phê duyệt đồ án và khởi công xây dựng dự án, đáp ứng kịp thời nhu cầu thu hút nhà đầu tư thứ cấp.
![]() |
Công nhân người địa phương trong dây chuyền sản xuất tại nhà mày của Foxconn, KCN Đông Mai. Ảnh: Thanh Sơn |
Được biết, ngoài việc mở rộng KCN Đông Mai, tỉnh Quảng Ninh cũng đã có chủ trương thành lập Cụm công nghiệp phía Đông Đầm Hà B, xã Tân Bình, huyện Đầm Hà, cụm công nghiệp có quy mô dự kiến 60,01ha, với tổng vốn đầu tư khoảng 514 tỷ đồng. Việc thành lập Cụm công nghiệp phía Đông Đầm Hà B nằm trong phương án phát triển cụm công nghiệp thuộc Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp, thu hút đầu tư và phục vụ di dời các cơ sở tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện Đầm Hà.
Quan điểm của tỉnh Quảng Ninh về việc mở rộng cũng như hình thành các cụm công nghiệp mới phải nhằm mục tiêu góp phần thực hiện hiệu quả Nghị quyết 01-NQ/TU về phát triển nhanh, bền vững ngành công nghiệp chế biến, chế tạo. Việc lựa chọn vị trí, địa điểm, quy mô, diện tích xây dựng cụm công nghiệp phải theo tinh thần sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả, không để lãng phí đất đai cũng như nảy sinh tình trạng đầu cơ, giữ đất, chờ thời, trục lợi.

-
Khánh Hòa: Nhà đầu tư đề xuất Dự án Sản xuất cánh quạt điện gió, diện tích hơn 31 ha
-
TP.HCM: Các dự án di dời nhà ven kênh rạch chưa hấp dẫn nhà đầu tư
-
Nhẹ dần áp lực tại Dự án thành phần 4 sân bay Long Thành
-
Quảng Ninh: Giải ngân vốn đầu tư công là động lực quan trọng nhất thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
-
Hà Nội tăng cường tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư -
Chủ tịch Cần Thơ: Tính toán khu tái định cư quy mô lớn, phục vụ cho nhiều dự án -
Đại sứ Hoa Kỳ Marc Knapper: Nhiều doanh nghiệp Hoa Kỳ quan tâm tìm hiểu cơ hội đầu tư tại Hải Phòng -
Quảng Ngãi chuẩn bị hàng chục khu tái định cư phục vụ đường sắt tốc độ cao -
Hưng Yên đón làn sóng hợp tác mới từ Thái Lan -
Đầu tư 4.927,9 tỷ đồng xây tuyến đường TP. Thái Bình - Hưng Hà - Hưng Yên -
Trao chứng nhận đăng ký đầu tư Khu công nghiệp Trấn Dương - Hòa Bình
-
IPC E&C - Tiên phong phát triển năng lượng tái tạo hướng tới mục tiêu Net Zero 2050
-
Áp lực chuyển đổi xanh, nhưng chủ động tiên phong để phát triển bền vững
-
Xanh hóa công nghiệp - hài hòa giữa tăng trưởng cao và phát triển bền vững
-
AstraZeneca Việt Nam tiếp tục ghi dấu ấn tại lễ trao giải Top 50 Doanh nghiệp phát triển bền vững năm 2025
-
Hành trình kết nối xanh: Nghề đặc biệt mùa hoa nhãn ở Hưng Yên
-
Legacy Hill Resort & Villas: Sống giữa thiên nhiên, an trú trong từng giá trị