-
“Tinh gọn” chính sách
-
Thống nhất trình Quốc hội điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng GDP
-
Sửa Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật: Đột phá quy trình làm luật
-
Quốc hội họp bất thường, sửa nhiều luật tinh gọn bộ máy, điều chỉnh chỉ tiêu GDP
-
Quảng Ninh: Kịch bản cho tăng trưởng kinh tế năm 2025 đạt 14% -
Hải Phòng thống nhất thông qua Đề án sắp xếp, tinh gọn bộ máy
![]() |
Quốc hội bấm nút thông qua luật. |
Tiếp tục Kỳ họp thứ 7, chiều 27/6, với 464/464 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua dự án luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp.
Dự thảo luật sau khi tiếp thu, chỉnh lý trình Quốc hội thông qua có 7 chương, 86 điều, có hiệu lực thi hành từ 1/7/2025.
Thông qua luật này, Quốc hội đã đồng ý thành lập Quỹ công nghiệp quốc phòng, an ninh.
Theo đó, Quỹ công nghiệp quốc phòng, an ninh là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, được thành lập ở trung ương, do Chính phủ quản lý để hỗ trợ triển khai thực hiện các nhiệm vụ cấp bách, có tính mới, rủi ro cao hoặc nghiên cứu, chế tạo vũ khí trang bị kỹ thuật có ý nghĩa chiến lược, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ đặc biệt.
Nguồn tài chính của quỹ gồm hỗ trợ từ ngân sách nhà nước; nguồn vốn hợp pháp được cấp có thẩm quyền quyết định; nguồn trích lập từ lợi nhuận sau thuế trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt; đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân trong nước, ngoài nước; nguồn tài chính hợp pháp khác.
Nguyên tắc của Quỹ công nghiệp quốc phòng, an ninh là không vì mục đích lợi nhuận và được quản lý, sử dụng đúng mục đích, đúng pháp luật, kịp thời, hiệu quả.
Chính phủ sẽ quy định chi tiết việc thành lập, quản lý, phân bổ và sử dụng Quỹ công nghiệp quốc phòng, an ninh.
Báo cáo tiếp thu, chỉnh lý dự án luật, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh Lê Tấn Tới phản ánh, có ý kiến đề nghị đề nghị bổ sung việc Chính phủ quy định việc phân bổ Quỹ công nghiệp quốc phòng, an ninh; định kỳ hằng năm, Chính phủ báo cáo Quốc hội về kết quả hoạt động và việc quản lý sử dụng quỹ.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, Quỹ công nghiệp quốc phòng, an ninh là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách và phải tuân thủ đầy đủ các quy định về chế độ báo cáo theo luật Ngân sách nhà nước. Do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội không bổ sung nội dung trên trong dự thảo luật.
Về quản lý nguồn lực tài chính cho công nghiệp quốc phòng, an ninh, ông Tới cho hay, có ý kiến đề nghị nghiên cứu, bổ sung quy định về cơ chế tăng vốn điều lệ trực tiếp từ nguồn trích lại lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp công nghiệp quốc phòng, doanh nghiệp công nghiệp an ninh hoặc các nguồn huy động hợp pháp khác để giảm áp lực cho ngân sách nhà nước hoặc nghiên cứu bổ sung quy định tăng vốn điều lệ từ Quỹ công nghiệp quốc phòng, an ninh.
Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, dự thảo luật quy định lợi nhuận sau thuế được sử dụng để trích các quỹ theo quy định của pháp luật, trong đó có Quỹ công nghiệp quốc phòng, an ninh và các nhiệm vụ gắn với nghiên cứu, sản xuất sản phẩm mới, công nghệ cao và bù đắp chi phí nghiên cứu không thành công.
Việc tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp là cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt phải thực hiện theo quy định của luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào hoạt động sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp. Do đó, để bảo đảm tính trọng tâm, khả thi của việc trích lợi nhuận sau thuế, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội cho giữ như dự thảo luật.
Báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng nêu, một số ý kiến đề nghị quy định về việc cho phép chuyển nguồn trong trường hợp ngân sách mua sắm, sản xuất vũ khí, trang bị kỹ thuật có ý nghĩa chiến lược, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ đặc biệt thực hiện theo hình thức giao nhiệm vụ đặt hàng đã đấu thầu nhưng chưa thực hiện được hoặc chưa sử dụng hết.
Tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội cho bổ sung quy định này vào dự luật. Cụ thể, dự thảo luật quy định, ngân sách mua sắm, sản xuất sản phẩm vũ khí trang bị kỹ thuật có ý nghĩa chiến lược, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ đặc biệt nếu chưa sử dụng hết thì được phép chuyển nguồn đến khi nghiệm thu, thanh lý hợp đồng hoặc kết thúc nhiệm vụ.
-
Quảng Ninh: Kịch bản cho tăng trưởng kinh tế năm 2025 đạt 14% -
Hải Phòng thống nhất thông qua Đề án sắp xếp, tinh gọn bộ máy -
Khánh Hòa đề xuất một số cơ chế đặc thù, ưu đãi cho vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ -
Chính phủ yêu cầu từ 1/3/2025, các bộ ngành hoạt động theo tổ chức bộ máy mới -
Việt Nam trong vòng xoáy “thương chiến 2.0”: Bất định từ rủi ro đã biết trước -
Cần không gian đủ rộng giúp địa phương thực hiện mục tiêu tăng trưởng -
Xuất khẩu nông sản gặp khó đầu năm 2025
-
EVNGENCO1 đã đảm bảo sản xuất điện an toàn, ổn định trước, trong và sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
-
VietinBank triển khai loạt ưu đãi với Gói sản phẩm kiều hối
-
Petrolimex Aviation kickoff dự án ISCC
-
Acecook Happiness Concert - Hành trình 9 năm lan tỏa hạnh phúc qua âm nhạc
-
Công ty Cổ phần Chứng khoán Quốc tế Việt Nam (VIS) bổ nhiệm tân Tổng giám đốc
-
BIDV và SP Group hợp tác vì mục tiêu xanh