
-
Quảng Ninh: Tăng trưởng kinh tế quý đầu năm 2023 đạt trên 8%
-
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Thanh niên là lực lượng khơi dậy tinh thần khởi nghiệp quốc gia
-
Bình Dương chuyển đổi mô hình phát triển để vượt qua bẫy thu nhập trung bình
-
TP.HCM: Khởi công dự án Rạp xiếc và biểu diễn đa năng Phú Thọ
-
Bình Định kêu gọi doanh nghiệp Bỉ đầu tư vào 5 trụ cột chính -
Đà Nẵng thông qua Nghị quyết về quy hoạch thời kỳ 2021-2030
![]() |
Ông Nguyễn Xuân Phúc bỏ phiếu tại phiên họp. |
Chiều 18/1, tại kỳ họp thứ ba chỉ diễn ra trong một buổi chiều, Quốc hội thống nhất miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2021 - 2026, cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XV đối với ông Nguyễn Xuân Phúc.
Như thường lệ, việc miễn nhiệm được thực hiện bằng phiếu kín. Nghị quyết về việc miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2021-2026 và cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XV đối với ông Nguyễn Xuân Phúc cũng được đa số đại biểu có mặt tán thành.
Trước đó 1 ngày, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII đã họp xem xét và cho ý kiến về nguyện vọng thôi giữ các chức vụ, nghỉ công tác và nghỉ hưu của ông Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII, Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng, an ninh nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Theo tin được phát đi ngay sau cuộc họp đó, ông Nguyễn Xuân Phúc là cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước, sinh ra trong gia đình giàu truyền thống cách mạng; được đào tạo cơ bản, trưởng thành từ cơ sở và được Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị các khoá tín nhiệm phân công giữ nhiều chức vụ lãnh đạo quan trọng của Đảng và Nhà nước.
Trên cương vị Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2016 - 2021, ông đã có nhiều nỗ lực trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành công tác phòng, chống dịch Covid-19 đạt kết quả quan trọng.
Tuy nhiên, ông Phúc chịu trách nhiệm chính trị của người đứng đầu khi để nhiều cán bộ, trong đó có 2 Phó thủ tướng, 3 Bộ trưởng có vi phạm, khuyết điểm, gây hậu quả rất nghiêm trọng; Phó thủ tướng đã xin thôi giữ các chức vụ, 2 bộ trưởng và nhiều cán bộ bị xử lý hình sự.
Nhận thức rõ trách nhiệm trước Đảng và Nhân dân, ông Phúc đã có đơn xin thôi giữ các chức vụ được phân công, nghỉ công tác và nghỉ hưu.
Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng ý để ông Nguyễn Xuân Phúc thôi giữ các chức vụ Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII, Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng, an ninh nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Ông Nguyễn Xuân Phúc sinh năm 1954, quê xã Quế Phú, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam; trình độ cao cấp lý luận chính trị, cử nhân kinh tế.
Ông là Ủy viên Bộ Chính trị 3 khóa (XI, XII, XIII); Ủy viên Trung ương Đảng 4 khóa (X, XI, XII, XIII).
Năm 2006, ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần đầu khi 52 tuổi; vào Bộ Chính trị lần đầu vào năm 2011, khi 57 tuổi.
Trưởng thành từ cán bộ Ban Quản lý kinh tế tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, trong quá trình công tác, ông Nguyễn Xuân Phúc kinh qua nhiều chức vụ khác nhau như: Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam; Phó tổng Thanh tra Chính phủ; Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.
Năm 2011, ông được bầu giữ chức vụ Phó thủ tướng Chính phủ. Tháng 4/2016, tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIII, ông Nguyễn Xuân Phúc được bầu giữ chức Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2011-2016.
Tiếp đó, tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XIV, ông Nguyễn Xuân Phúc tái đắc cử, được bầu giữ chức Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2016-2021.
Tháng 1/2021, tại Đại hội XIII của Đảng, ông được bầu làm Ủy viên Trung ương Đảng khóa XIII, sau đó được bầu vào Bộ Chính trị nhiệm kỳ 2021-2026.
Tại kỳ họp thứ 11 vào tháng 4/2021, Quốc hội khóa XIV, ông được bầu giữ chức Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng, An ninh nhiệm kỳ 2016-2021.
Ngày 26/7/2021, tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV, ông Nguyễn Xuân Phúc tiếp tục được bầu giữ chức Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng, An ninh nhiệm kỳ 2021-2026.
Ông Nguyễn Xuân Phúc đã có 4 lần thực hiện nghi lễ tuyên thệ nhậm chức (hai lần sau khi được bầu làm Thủ tướng Chính phủ và 2 lần sau khi được bầu làm Chủ tịch nước).

-
GDP đứng sau Indonesia, Thái Lan, Malaysia, nhưng năng suất lao động của Việt Nam quá thấp
-
Quảng Ninh: Tăng trưởng kinh tế quý đầu năm 2023 đạt trên 8%
-
Hoàn thiện mô hình công đoàn ngành xuyên suốt để hoạt động có tập trung, hiệu quả
-
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Thanh niên là lực lượng khơi dậy tinh thần khởi nghiệp quốc gia
-
Thủ tướng khuyến khích thế hệ trẻ "dám khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo" -
Bình Dương chuyển đổi mô hình phát triển để vượt qua bẫy thu nhập trung bình -
TP.HCM: Khởi công dự án Rạp xiếc và biểu diễn đa năng Phú Thọ -
Bình Định kêu gọi doanh nghiệp Bỉ đầu tư vào 5 trụ cột chính -
Kiên Giang muốn trở thành trung tâm kinh tế biển của quốc gia -
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: "Trí thức là vốn liếng quý báu của dân tộc" -
Đà Nẵng thông qua Nghị quyết về quy hoạch thời kỳ 2021-2030
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 26/3
-
2 Công ty bất động sản chuyển hướng tìm dòng tiền
-
3 Đề xuất khơi thêm vốn vào dự án giao thông đường bộ
-
4 Để hơn 560 tỷ đồng ngân sách không bị “vùi chôn” cùng đường nối cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Bài 1: Chỉ định thầu và sự thật năng lực tài chính
-
5 Chốt đầu mối chuẩn bị đầu tư 2 nút giao cao tốc Nội Bài - Lào Cai
-
Bosch Việt Nam đạt chứng nhận “Great Place to Work” năm 2023
-
Sika tổ chức triển lãm “Hành trình 30 năm xây dựng niềm tin tại Việt Nam”
-
Để phát triển bền vững, các doanh nghiệp cần định vị lại mình
-
Agribank Thái Bình kí kết hợp tác với Công ty Jeil Jersey Vina
-
Ngành vật liệu xây dựng và Top 10 Công ty Vật liệu xây dựng năm 2023
-
Kick-off Crystal Holidays Harbour Vân Đồn: Tổ hợp nghỉ dưỡng - giải trí - giao thương tiên phong tại Việt Nam