
-
Lạm phát vẫn đang được kiểm soát tốt, CPI bình quân 6 tháng chỉ tăng 3,27%
-
TP. Huế bổ nhiệm lãnh đạo chủ chốt thuộc 3 Ban Quản lý dự án mới
-
Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng 2025: Việt Nam tham dự với tư cách Nước đối tác của BRICS
-
Chính thức: GDP 6 tháng tăng trưởng 7,52%, bám sát kịch bản kinh tế 2025
-
Quảng Trị nỗ lực đảm bảo vận hành hệ thống chính quyền 2 cấp được thông suốt -
TP. Hải Phòng tăng trưởng đạt 11,2% trong 6 tháng đầu năm 2025
Trong sản lượng điện của quí I, thủy điện huy động được 8,93 tỷ kWh (giảm 30,4 % so với cùng kỳ năm 2019), nhiệt điện khí huy động 9,46 tỷ kWh (giảm 15,9 %), nhiệt điện than huy động 33,91 tỷ kWh (tăng 21,3 %), nhiệt điện dầu huy động 1,02 tỷ kWh (tăng gần 1 tỷ kWh), năng lượng tái tạo huy động 2,76 tỷ kWh, trong đó điện mặt trời đạt 2,31 tỷ kWh (tăng gấp 28 lần so với cùng kỳ năm 2019).
Việc huy động nguồn thuỷ điện đạt thấp là bởi lưu lượng nước về hầu hết các hồ thuỷ điện trên toàn quốc vẫn ở mức kém, đặc biệt là các hồ thuỷ điện lớn như Hoà Bình, Sơn La, Lai Châu. Tổng lượng nước về các hồ thủy điện toàn quốc trong tháng 3/2020 quy đổi ra điện chỉ đạt gần 1,51 tỷ kWh (thấp hơn 561 triệu kWh so với kế hoạch năm), lũy kế 3 tháng đầu năm 2020 đạt 5,11 tỷ kWh (thấp hơn 2,57 tỷ kWh so với kế hoạch năm). Đáng nói là, tỷ trọng nhiệt điện than trong cơ cấu nguồn phát huy động đã tăng mạnh, lên đạt gần 60% tổng sản lượng để đáp ứng nhu cầu dùng điện.
Phần điện sản xuất của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và các Tổng công ty Phát điện (kể cả các công ty cổ phần) đạt 31,25 tỷ kWh, chiếm 54,54% sản lượng điện sản xuất của toàn hệ thống. Trong đó, tổng sản lượng điện của các nhà máy điện do EVN sở hữu 100% vốn (không tính EVNGENCO3 và các công ty cổ phần) đạt 15,96 tỷ kWh, chiếm tỷ trọng 27,86%.
Trong quý I, trào lưu truyền tải chủ yếu theo hướng Bắc - Trung - Nam. Mức truyền tải cao nhất trên hệ thống truyền tải Bắc - Trung là 2.050MW và Trung - Nam là 2.600MW. Tổng sản lượng điện truyền tải Quý I là 47,9 tỷ kWh (tăng 5,7% so với cùng kỳ năm 2019).
Cũng trong quý I/2020, EVN đã phối hợp với Tổng cục Thuỷ lợi tiến hành 3 đợt xả nước phục vụ sản xuất nông nghiệp vụ Đông Xuân 2019 - 2020 tại khu vực trung du và đồng bằng Bắc Bộ. Tổng thời gian xả nước là 15 ngày (rút ngắn 6 ngày so với kế hoạch); tổng lượng nước xả trong 3 đợt là 2,68 tỷ m3, tiết kiệm được 1,65 tỷ m3 nước so với kế hoạch ban đầu.
Cũng bởi tỷ trọng điện than hiện đóng góp quá lớn trong sản xuất điện, nên cách đây ít ngày, EVN đã đề nghị Chính phủ và các Bộ chỉ đạo Tập đoàn Công nghiệp Than khoáng sản Việt Nam (TKV) và Tổng công ty Đông Bắc cung cấp than liên tục và đầy đủ cho hoạt động sản xuất kinh doanh điện để đáp ứng nhu cầu về điện cho đời sống nhân dân cả nước.

-
Lạm phát vẫn đang được kiểm soát tốt, CPI bình quân 6 tháng chỉ tăng 3,27%
-
TP. Huế bổ nhiệm lãnh đạo chủ chốt thuộc 3 Ban Quản lý dự án mới
-
Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng 2025: Việt Nam tham dự với tư cách Nước đối tác của BRICS
-
Chính thức: GDP 6 tháng tăng trưởng 7,52%, bám sát kịch bản kinh tế 2025
-
Quảng Trị nỗ lực đảm bảo vận hành hệ thống chính quyền 2 cấp được thông suốt -
TP. Hải Phòng tăng trưởng đạt 11,2% trong 6 tháng đầu năm 2025 -
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng làm Chủ tịch Ủy ban hợp tác Việt Nam - Lào -
Bắc Ninh ngàn năm văn hiến - Khát vọng vươn mình trong kỷ nguyên mới -
Đổi tên 2 trường đại học tại TP. Hà Nội -
Quảng Ngãi kiện toàn các nhân sự chủ chốt cấp tỉnh -
Thu ngân sách nhà nước nửa đầu năm 2025 đạt mức tăng trưởng vượt trội
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower