
-
Việt Nam phấn đấu có ít nhất 3 hợp tác xã lọt top 300 hợp tác xã đứng đầu thế giới
-
Vận hành hệ thống điện mặt trời mái nhà kết hợp BESS tại Điện Nghi Sơn 2
-
Hải quan tìm hiểu, tháo gỡ khó khăn của doanh nghiệp có hàng xuất khẩu, nhập khẩu với Mỹ
-
Vi phạm về pháp luật hải quan tăng 11%
-
Ô tô nhập khẩu giúp hải quan tăng thu ngân sách khoảng 3.380 tỷ đồng -
Sáng tỏ số phận Dự án Coca-Cola tại TP.HCM sau khi hết hạn thuê đất
![]() |
Đề xuất của EVN xuất phát từ thực tế trong 3 tháng đầu năm, các nhà máy nhiệt điện than đã sản xuất 34 tỷ kWh trong tổng số 57.272 tỷ kWh của cả hệ thống, chiếm tỷ trọng 59,21% sản lượng điện sản xuất ra.
Với thực tế này việc đảm bảo cấp than liên tục và đầy đủ cho sản xuất điện để đáp ứng nhu cầu điện của đời sống nhân dân cả nước có vai trò đặc biệt quan trọng, nhất là ở thời điểm cả nước đang căng sức chống dịch Covid-19 và thực hiện yêu cầu cách ly xã hội, gia tăng các hoạt động trực tuyến.
Trong khi đó, tình hình dịch bệnh cũng dẫn đến rủi ro về sản xuất và cung ứng than. Hiện các nước đã có những phản ứng khác nhau để ứng phó dịch bệnh như đóng cửa biên giới; phong tỏa khu vực hoặc quốc gia. Ngay trong giải pháp phong tỏa ở một số quốc gia cũng có những mức độ khác nhau, một số nước cấm toàn bộ việc đi lại và đóng cửa các ngành kinh tế không thiết yếu và có những nước đã cấm hoạt động của mỏ than, dẫn tới nguy cơ rủi ro nhất định đối với nguồn than nhập khẩu.
Ngoài ra, EVN cũng đề nghị, giảm giá than trộn bán cho hoạt động sản xuất điện để phù hợp với tình hình giá than nhập khẩu thực tế so với giá than nhập khẩu đã xác định trong giá than trộn được TKV, Tổng công ty Đông Bắc kê khai với Bộ Tài chính để cùng chung tay hỗ trợ một phần khó khăn cho các khách hàng sử dụng điện.
Cũng do tác động của dịch bệnh COVID-19, một số dự án điện có liên quan đến các chuyên gia và thiết bị của nước ngoài sẽ bị ảnh hưởng. Cụ thể, nếu dịch bệnh kéo dài, các chuyên gia không thể sang, thiết bị cung ứng chậm, công trình sẽ khó có thể hoàn thành đúng tiến độ.
Trước thực tế diễn biến của dịch COVID-19 đang có chiều hướng phức tạp như hiện nay, sản lượng điện thương phẩm tăng trưởng ở mức thấp hơn kế hoạch, đặc biệt có một số hộ tiêu thụ điện với giá cao như lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ có mức tăng trưởng âm cũng dự báo sẽ tác động lên giá bán điện bình quân, ảnh hưởng không nhỏ tới tình hình tài chính EVN và các Tổng công ty Điện lực.
Mặc dù trong bối cảnh có nhiều khó khăn nhưng với tinh thần chung tay cùng cả nước đẩy lùi dịch bệnh, vì mục tiêu hỗ trợ người dân và các doanh nghiệp do ảnh hưởng của dịch Covid-19, EVN đã có đề xuất giảm giá điện báo cáo Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành xem xét quyết định. Bên cạnh đó, EVN đã chỉ đạo các đơn vị tiếp tục thực hiện thêm cắt giảm chi phí thường xuyên ở mức tối đa, làm việc với các Ngân hàng trong nước để giảm lãi suất vay vốn, giãn thời gian đầu tư một số dự án điện chưa thực sự cấp bách.
Đồng thời EVN cũng đề nghị miễn thuế tài nguyên nước, phí dịch vụ môi trường rừng, phí cấp quyền khai thác tài nguyên nước của các đơn vị sản xuất thủy điện với thời gian từ tháng 4 đến tháng 10/2020.

-
Ô tô nhập khẩu giúp hải quan tăng thu ngân sách khoảng 3.380 tỷ đồng -
Sáng tỏ số phận Dự án Coca-Cola tại TP.HCM sau khi hết hạn thuê đất -
Sửa Luật Phá sản, tăng cơ hội phục hồi cho doanh nghiệp -
Điều chỉnh thuế, tăng nguồn lực cho doanh nghiệp nông nghiệp -
Tổng giám đốc Vinatex Cao Hữu Hiếu: Bình tĩnh ứng phó với thuế quan -
Doanh nghiệp thủy sản quan ngại về mức thuế đối ứng 46% của Mỹ -
Hiệp hội Điều Việt Nam: Hoãn thời gian cho hàng xuống tàu để bảo vệ lợi ích các bên
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort