Bộ Công Thương vừa có văn bản số 7970/BCT-ĐTĐL gửi Bộ Tư pháp thẩm định dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định về cơ cấu biểu giá bán lẻ điện mới, thay thế cho Quyết định số 28/2014/QĐ-TTg năm 2014. Theo đó, biểu giá điện mới dự kiến gồm 5 bậc thay vì 6 bậc như hiện nay.
Số tiền điện tăng thêm của hộ tiêu thụ 50 kwh/tháng là 3.900 đồng/hộ, 100 kwh/tháng là 7.900 đồng/hộ, 200 kwh/tháng là 17.200 đồng/hộ, 300 kwh/tháng là 28.900 đồng/hộ, 400 kwh/tháng là 42.000 đồng/hộ và 500 kwh/tháng là 55.600 (mức giá chưa có thuế giá trị gia tăng).
Từ 9/11/2023, giá bán lẻ điện bình quân được điều chỉnh lên mức 2.006,79 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng VAT), tăng 4,5% so với giá điện bán lẻ bình quân hiện hành.
EVN có quyết định điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân lên 2.006,79 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế GTGT) từ ngày 9/11/2023, tương đương tăng 4,5% so với giá điện bán lẻ bình quân hiện hành.
Chính phủ chỉ đạo kiên quyết đảm bảo giữ vững an ninh năng lượng quốc gia và đã tập trung chỉ đạo từ sớm, từ xa về việc cung ứng đủ điện, xăng dầu cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng của nhân dân.
Thường trực Chính phủ đã đồng ý về nguyên tắc điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân năm 2023 cho phù hợp với tình hình thực tế và yêu cầu kịp thời thông tin, truyền thông, tạo sự đồng thuận của xã hội.
Sản lượng phát thực tế của các loại hình nguồn điện có giá thành sản xuất cao từ đầu năm 2023 tới nay và dự kiến cho cả năm 2023 tiếp tục gia tăng, nhất là so với năm 2022.
Bộ Công thương hiện đang nghiên cứu sửa đổi Quyết định số 24/2017/QĐ-TTg để hoàn thiện cơ chế điều chỉnh giá điện, có tính đến quá trình thực hiện thời gian qua và phù hợp với giai đoạn sắp tới.