-
Các ngân hàng Trung Quốc gặp thách thức lớn -
Liên hợp quốc dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2025 duy trì ở mức 2,8% -
Giá vàng thế giới trở lại ổn định, nhưng không loại trừ đạt mốc 3.000 USD trong năm 2025 -
Fed lo ngại tác động lạm phát từ các chính sách của ông Trump -
Nhiều mặt hàng đối mặt thách thức, nhưng vàng sẽ tiếp tục "lấp lánh" trong năm 2025 -
Thấy gì từ việc Mỹ ngăn chặn thương vụ 15 tỷ USD của Nippon Steel?
Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế, thị trường dầu mỏ sẽ dư cung khoảng 1,7 triệu thùng/ngày trong quý I/2022 nếu OPEC+ tiếp tục nới lỏng việc cắt giảm sản lượng. Ảnh: AFP |
Dầu thô Brent quốc tế đóng cửa ngày giao dịch 15/12 ở mức 73,88 USD/thùng và tiếp tục tăng hơn 1,5% lên 75,28 USD/thùng trong phiên giao dịch sáng 16/12.
Giới giao dịch dầu mỏ vẫn đang đánh giá các tác động tiềm ẩn của Omicron (biến thể mới của Covid-19) lên nhu cầu dầu mỏ toàn cầu trong bối cảnh đã xuất hiện những dấu hiệu thị trường sắp dư cung.
Các phân tích và dự đoán về thị trường dầu mỏ đều đặt kỳ vọng cán cân thị trường dầu mỏ sẽ bắt đầu chuyển hướng sang dư cung ngay trong tháng 12/2021 và khả năng cao rằng cung vượt cầu trong quý I/2022.
Trong báo cáo hàng tháng công bố đầu tuần này, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) dự đoán sản lượng dầu mỏ toàn cầu sẽ vượt qua nhu cầu trong tháng 12/2021 và nguồn cung sẽ được thúc đẩy bởi Mỹ và những thành viên của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) cùng các đồng minh.
"Rất nhiều hoạt động hỗ trợ thị trường bị thắt chặt đang được triển khai và nguồn cung dầu mỏ thế giới sẽ vượt nhu cầu từ tháng này", Cơ quan Năng lượng Quốc tế nhận định.
Theo cơ quan này, nếu Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) cùng các đồng minh (gọi chung là OPEC+) tiếp tục nới lỏng việc cắt giảm sản lượng, thị trường sẽ dư cung 1,7 triệu thùng/ngày trong quý I/2022 và con số này có thể tăng lên 2 triệu thùng/ngày trong quý II. "Nếu điều đó xảy ra, năm 2022 thực sự có thể trở nên dễ thở hơn", Cơ quan Năng lượng Quốc tế đánh giá.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế cho rằng số ca nhiễm Covid-19 gần đây tăng cao sẽ kìm hãm sức phục hồi nhu cầu dầu mỏ toàn cầu, nhưng tác động của biến thể Omicron có thể sẽ lắng dịu hơn so với các đợt dịch trước và sẽ không ảnh hưởng nặng nề đến đà phục hồi nhu cầu hiện nay.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế đã điều chỉnh giảm 100.000 thùng/ngày trong dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ đối với năm 2021 và 2022. Riêng năm 2021, cơ quan này ước tính nhu cầu dầu mỏ sẽ tăng 5,4 triệu thùng/ngày so với năm 2020 và tăng thêm 3,3 triệu thùng/ngày vào năm 2022 để trở lại mức 99,5 triệu thùng/ngày như trước dịch.
-
Fed lo ngại tác động lạm phát từ các chính sách của ông Trump -
Mỹ đón 20 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực trung tâm dữ liệu -
Nhiều mặt hàng đối mặt thách thức, nhưng vàng sẽ tiếp tục "lấp lánh" trong năm 2025 -
Nhật Bản đầu tư 6,3 tỷ USD tăng số lượng tàu vận chuyển khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) -
Microsoft đầu tư 80 tỷ USD vào lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) để cạnh tranh công nghệ với Trung Quốc -
Thấy gì từ việc Mỹ ngăn chặn thương vụ 15 tỷ USD của Nippon Steel? -
FAO: Chỉ số giá lương thực thế giới hạ nhiệt trong tháng 12/2024
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 10/1 -
2 Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề xuất giải pháp giúp Lào đột phá trong thu hút đầu tư -
3 Ngân hàng phải báo công an khi phát hiện ít nhất 5 tờ tiền giả trong một giao dịch -
4 Thông tin cụ thể về hướng tuyến, vị trí 31 ga tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng -
5 Chỉ đạo mới của lãnh đạo Chính phủ về đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
- Japfa Việt Nam lọt Top 10 công ty thức ăn chăn nuôi uy tín
- Ngân Tín Group tiếp tục vào Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- Newtown Diamond tại Đà Nẵng có gì thu hút nhà đầu tư mới?
- Agribank tiếp sức doanh nghiệp với 5 chương trình tín dụng ưu đãi đặc biệt năm 2025
- Cathay Life lọt Top Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- ACB năm 2024: Tăng trưởng bứt phá, quản trị rủi ro hiệu quả