-
TP.HCM dự kiến giảm 8 sở và 5 cơ quan hành chính -
Dự báo năm 2024, xuất khẩu rau quả đạt kỷ lục hơn 7,2 tỷ USD -
Thu ngân sách TP.HCM vượt chỉ tiêu, tạo đà tăng trưởng cho năm 2025 -
Phân công các Phó thủ tướng trực tiếp chỉ đạo sắp xếp hợp nhất bộ, ngành -
Năm 2024, thu ngân sách TP.HCM đạt 502.000 tỷ đồng, góp 27% tổng thu cả nước -
Tinh gọn bộ máy và cơ hội lớn cho Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Tổng cục Thống kê vừa chính thức công bố, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý IV/2020 ước tính tăng 4,48% so với cùng kỳ năm trước.
Đây là mức tăng thấp nhất của quý IV các năm trong giai đoạn 2011-2020, nhưng lại là mức tăng trưởng vượt dự kiến trong bối cảnh đại dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến rất phức tạp.
. |
Theo bà Nguyễn Thị Hương, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, dịch Covid-19 được kiểm soát chặt chẽ, nền kinh tế từng bước hoạt động trở lại trong điều kiện bình thường mới, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam và EU (EVFTA) có hiệu lực từ ngày 1/8/2020 đã tạo động lực cho nền kinh tế nên kinh tế quý IV/2020 tăng trưởng khởi sắc so với quý III/2020.
Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 4,69% so với cùng kỳ năm trước; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 5,60%; khu vực dịch vụ tăng 4,29%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 1,07%.
Quan trọng hơn, với sự bứt tốc của nền kinh tế trong quý IV/2020, tăng trưởng GDP cả năm đã ước đạt 2,91%. Mức tăng trưởng này, theo Tổng cục Thống kê, tuy là thấp nhất của các năm trong giai đoạn 2011-2020, nhưng trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng tiêu cực tới mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội thì đây là thành công lớn của Việt Nam.
Với 2,91%, Việt Nam vẫn thuộc nhóm nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới. “Điều này cho thấy tính đúng đắn trong chỉ đạo, điều hành khôi phục kinh tế, phòng chống dịch bệnh và sự quyết tâm, đồng lòng của toàn bộ hệ thống chính trị, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; sự nỗ lực, cố gắng của người dân và cộng đồng doanh nghiệp để thực hiện có hiệu quả mục tiêu vừa phòng chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế - xã hội”, bà Hương nói.
Nhìn vào các số liệu thống kê về tình hình tăng trưởng qua từng quý của năm 2020 cũng có thể thấy, nhờ sự nỗ lực điều hành của Chính phủ, cũng như sự quyết liệt triển khai các giải pháp nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của các ngành, các cấp, nền kinh tế đã dần phục hồi, sau “đáy” của quý II.
Cụ thể, quý I, nền kinh tế tăng trưởng 3,68%; sang quý II chỉ còn tăng trưởng 0,39%; quý III nhích lên 2,69%; còn quý IV bật tăng với 4,48%.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,68%, đóng góp 13,5% vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 3,98%, đóng góp 53%; khu vực dịch vụ tăng 2,34%, đóng góp 33,5%.
Các số liệu thống kê trên cho thấy Covid-19 đã tác động mạnh tất cả các ngành kinh tế. Tuy nhiên, trong khi nông - lâm nghiệp và thủy sản; công nghiệp và xây dựng vẫn có tăng trưởng khá so với năm trước, thì khu vực thương mại, dịch vụ có tốc độ tăng trưởng thấp hơn cả.
Cụ thể, khu vực dịch vụ trong năm 2020 đạt mức tăng thấp nhất của các năm 2011-2020. Đóng góp của một số ngành dịch vụ thị trường có tỷ trọng lớn vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của năm 2020 như sau: bán buôn và bán lẻ tăng 5,53% so với năm trước, đóng góp 0,61 điểm phần trăm; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 6,87%, đóng góp 0,46 điểm phần trăm; ngành vận tải, kho bãi giảm 1,88%, làm giảm 0,06 điểm phần trăm; ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống giảm 14,68%, làm giảm 0,62 điểm phần trăm.
Tuy tăng trưởng kinh tế năm nay đạt thấp, song chất lượng tăng trưởng kinh tế lại có sự cải thiện. Theo Tổng cục Thống kê, năng suất lao động của toàn nền kinh tế theo giá hiện hành năm 2020 ước tính đạt 117,9 triệu đồng/lao động (tương đương 5.081 USD/lao động, tăng 290 USD so với năm 2019.
Còn theo giá so sánh, năng suất lao động tăng 5,4%, do trình độ của người lao động ngày càng được nâng cao (tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ năm 2020 đạt 24,1%, cao hơn mức 22,8% của năm 2019).
Ở một góc độ khác, Tổng cục Thống kê cho biết, Chỉ số hiệu quả sử dụng vốn đầu tư (Hệ số ICOR) giảm từ 6,42 năm 2016 xuống 6,11 năm 2017; 5,98 năm 2018 và 6,08 năm 2019. Bình quân giai đoạn 2016-2019, hệ số ICOR đạt 6,13, thấp hơn so với hệ số 6,25 của giai đoạn 2011-2015.
Riêng năm 2020, do ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19, hoạt động sản xuất - kinh doanh của nền kinh tế bị đình trệ, các dự án công trình hoàn thành đưa vào sử dụng chưa phát huy được năng lực nên ICOR năm 2020 đạt 14,28. Kết quả này khiến bình quân giai đoạn 2016-2020, hệ số ICOR đạt 7,04.
-
Thu ngân sách TP.HCM vượt chỉ tiêu, tạo đà tăng trưởng cho năm 2025 -
Phân công các Phó thủ tướng trực tiếp chỉ đạo sắp xếp hợp nhất bộ, ngành -
Năm 2024, thu ngân sách TP.HCM đạt 502.000 tỷ đồng, góp 27% tổng thu cả nước -
Tinh gọn bộ máy và cơ hội lớn cho Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc -
Năm 2024, GRDP Quảng Nam ước tăng trưởng 7,1% -
Phân luồng, tổ chức giao thông tạm thời cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình, đoạn Km239+800-Km242+900 -
Lãnh đạo UBND TP.HCM chia việc giải quyết hơn 30 dự án tồn đọng trong tháng 12/2024
- Lợi nhuận hấp dẫn, giới đầu tư "săn" căn hộ cho thuê
- Vietnam Airlines mời chào giá Gói dịch vụ Sửa chữa và đại tu động cơ phụ APU 131-9A
- Agribank thông báo thời gian giao dịch ngoài giờ hành chính cập nhật thông tin sinh trắc học và giấy tờ tùy thân
- Chung tay chăm sóc trẻ em vùng cao cùng mỹ phẩm Cocoon và UNESCO-CEP
- Bà Rịa - Vũng Tàu tinh gọn để phát triển
- Giọng hát hay Hà Nội, sức hút của một biểu tượng âm nhạc Thủ đô