
-
Thị trường chứng khoán sẵn sàng cho cú hích nâng hạng
-
Góc nhìn TTCK tuần 14-18/7: Chờ chỉnh kỹ thuật để tối ưu hóa điểm mua
-
6 động lực vững chắc giúp VN-Index chinh phục mốc 1.500 điểm
-
Thị trường vốn Việt Nam vẫn sôi động bất chấp thiếu vắng "bom tấn" IPO
-
Tăng cường triển khai các giải pháp nâng hạng thị trường chứng khoán -
JPMorgan nâng đánh giá chứng khoán Việt Nam, dự báo VN-Index đạt 1.500 - 1.600 điểm
FSN Asia Private Limited vừa có báo cáo về kết quả giao dịch cổ phiếu ADG - CTCP Clever Group từ ngày 20/02 - 21/03/2025 vừa qua.
Trước đó, nhà đầu tư từ Singapore này đã đăng ký bán ra hơn 4,6 triệu cổ phiếu ADG trong khoảng thời gian trên. Tuy nhiên trong giai đoạn này, khối lượng giao dịch tại ADG rất nhỏ và không có đủ người mua trên thị trường có nhu cầu mua cổ phiếu mà FSN Asia đăng ký bán.
Kết quả, FSN Asia không bán được cổ phiếu nào trong số hơn 4,6 triệu cổ phiếu đăng ký bán ra. Hết thời gian đăng ký giao dịch, FSN Asia vẫn còn nắm hơn 8,28 triệu cổ phần ADG, tương đương 38,75% vốn điều lệ của Clever Group.
Sau khi không bán được cổ phiếu, FSN tiếp tục đăng ký bán ADG với lý do quyết định chiến lược kinh doanh nhằm chuyển hướng nguồn lực cho việc khám phá các cơ hội kinh doanh mới. Cụ thể, FSN Asia đã đăng ký bán ra hơn 4,68 triệu cổ phiếu ADG trong khoảng thời gian từ 01/04/2025 - 30/04/2025. Nếu bán được số cổ phần trên, tỷ lệ nắm giữ của cổ đông này tại Clever Group sẽ giảm từ 38,75% xuống còn 16,84%.
FSN Asia Private Limited đang là cổ đông lớn nhất của Clever Group, tiếp sau đó là ông Ngyễn Khánh Trình - Chủ tịch HĐQT công ty. Gần đây nhất, ông Trình đã mua vào thêm 71.492 cổ phiếu ADG trong ngày 12/03/2025 thông qua phương thức thỏa thuận, tăng tỷ lệ nắm giữ lên 28,31%.
Trước đó, khi đăng ký mua thêm, mục đích mua vào của ông Trình được ghi nhận là “giá rẻ nên mua thêm”, tuy nhiên với giá trị thực hiện thỏa thuận 786,41 triệu đồng ghi nhận trong phiên ngày 12/3 vừa qua, mức giá mà ông Trình bỏ ra cho mỗi cổ phiếu ADG là xấp xỉ 11.000 đồng/cổ phiếu. Trong khi đó, thị giá của ADG từ phiên ngày 06/02 đến nay vẫn luôn quanh mệnh giá, chưa vượt qua được ngưỡng 11.000 đồng/cổ phiếu. Điều này có nghĩa, mức giá mà ông Trình bỏ ra cao hơn hẳn so với mua khớp lệnh trên sàn chứng khoán.
Ở phía FSN Asia, đây không phải là lần đầu tiên không bán được cổ phiếu. Đầu năm 2025, quỹ ngoại này đã từng đăng ký bán từ 13/01 - 11/02/2025 nhưng không thành do thanh khoản thị trường thấp.
Trên thị trường, thị giá ADG kéo dài chuỗi giảm từ giữa tháng 6/2023 đến nay. Giai đoạn đó, ADG được giao dịch ở mức gần 40.000 đồng/cổ phiếu. Như vậy, giá trị cổ phiếu này hiện đã giảm khoảng 75% so với mức giá giữa năm 2023. Thanh khoản ADG khá kém, có những phiên chỉ có vài trăm đơn vị được giao dịch.
FSN Asia trở thành cổ đông lớn của Clever Group từ tháng 8/2023, từ đó đến nay công ty cũng chưa chi trả cổ tức, cùng với việc giá cổ phiếu giảm mạnh, hiện khoản đầu tư của FSN Asia tại công ty quảng cáo này đang thua lỗ.
-
Tín hiệu khả quan mùa kinh doanh quý II -
Tăng cường triển khai các giải pháp nâng hạng thị trường chứng khoán -
JPMorgan nâng đánh giá chứng khoán Việt Nam, dự báo VN-Index đạt 1.500 - 1.600 điểm -
Hơn 131.000 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp sẽ đáo hạn nửa cuối năm 2025 -
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã góp bao nhiêu tiền vào VinSpeed? -
Ứng dụng blockchain trong quản lý thị trường vàng -
Chính phủ ban hành Nghị định quy định về bán, thanh lý tài sản công
-
StockGuru - AI Advisor đầu tiên được thiết kế riêng cho thị trường chứng khoán Việt Nam
-
Bảo hiểm Liberty tiếp tục ghi dấu ấn tại Giải thưởng Bảo hiểm châu Á 2025
-
Trang trại chăn nuôi an toàn sinh học của chủ đại lý cám tại Phú Thọ
-
Thẻ SeABiz Ultra Cash của SeABank: Lợi ích kép cho doanh nghiệp
-
Thực thi ESG chuẩn quốc tế, Meey Group củng cố nội lực và tạo đà tăng trưởng bền vững
-
DKSH Việt Nam thúc đẩy đổi mới và tuân thủ trong ngành chăm sóc cá nhân