-
[Ảnh] Tỏa sáng Top 10 Sao Vàng Đất Việt 2024 -
Việt Nam-Hàn Quốc ký Thỏa thuận công nhận về doanh nghiệp ưu tiên -
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 25/12/2024 -
Ba doanh nghiệp tại Thái Bình đạt Giải thưởng Sao Vàng đất Việt 2024 -
FPT tự hào đứng vững trong Top 10 thương hiệu Sao Vàng đất Việt 2024 -
Nafoods Group tiếp tục ghi danh Top 100 Sao Vàng đất Việt
Hội nghị Chuyển đổi quy tắc xuất xứ trong khuôn khổ FTA ASEAN-Hàn Quốc, sáng 25/3/2024. |
Hội nghị "Chuyển đổi Quy tắc cụ thể mặt hàng trong khuôn khổ Hiệp định Thương mại tự do ASEAN - Hàn Quốc” do Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công thương và Ban Thư ký ASEAN phối hợp tổ chức khai mạc sáng 25/3 tại Quảng Ninh và kéo dài tới ngày 27/3.
Hội nghị có sự tham dự của các quan chức, chuyên gia đến từ Hàn Quốc và 10 nước ASEAN, cùng Ban Thư ký ASEAN; một số đại biểu các nước thành viên tham gia trực tuyến.
Theo quy định của Tổ chức Hải quan Thế giới, mã HS của Hệ thống hài hòa về mô tả và mã hóa hàng hóa được cập nhật thường xuyên 5 năm một lần để đảm bảo sự phù hợp với nhu cầu thương mại quốc tế. Việc cập nhật này cũng yêu cầu quy tắc cụ thể mặt hàng (PSR) trong Hiệp định Thương mại tự do ASEAN - Hàn Quốc được chuyển đổi.
Việc chuyển đổi PSR đúng thời hạn sẽ đảm bảo được tính dự đoán và tính minh bạch đối với doanh nghiệp. Bất cứ sự trì hoãn chuyển đổi PSR nào đều dẫn tới việc tăng chi phí và thất thoát lợi ích của FTA.
Hội nghị tiến hành rà soát và hướng tới mục tiêu gần 7.000 dòng thuế của danh mục Tiêu chí xuất xứ (PSR) trong AKFTA được chuyển đổi từ HS 2107 sang HS 2022, đồng thời, thảo luận tiến độ và cơ chế thực thi quy tắc xuất xứ theo HS mới.
ASEAN và Hàn Quốc ký kết Hiệp định khung về Hợp tác Kinh tế Toàn diện năm 2005 và Hiệp định về Thương mại Hàng hóa có hiệu lực từ tháng 6/2007 (AKFTA). Để đảm bảo đúng hàng hóa có xuất xứ được hưởng ưu đãi thuế quan, AKFTA quy định cách xác định xuất xứ.
Tại Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN - Hàn Quốc (AKFTA), Việt Nam cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với khoảng 86% tổng số dòng thuế vào năm 2018, 14% tổng số dòng thuế còn lại giảm thuế về 5% vào thời điểm cuối lộ trình (năm 2021) và cắt giảm một phần thuế suất vào 2021 hoặc giữ nguyên thuế suất MFN.
Nhằm thực thi Hiệp định AKFTA, Tiểu ban Hợp tác Kinh tế ASEAN - Hàn Quốc triển khai Hội nghị về xuất xứ hàng hóa để chuyển đổi Danh mục quy tắc mặt hàng (PSR) theo Hệ thống Hài hòa HS của Tổ chức hải quan thế giới (WCO). Từ đó, tạo thuận lợi cho nhà nhập khẩu sử dụng Giấy chứng nhận xuất xứ C/O mẫu AK để hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt AKFTA.
Thông tin từ Cục Xuất nhập khẩu, những năm gần đây, Hàn Quốc liên tục là một trong những thị trường dẫn đầu về nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam có tỷ lệ sử dụng ưu đãi FTA cao nhất.
Năm 2023, lượng hàng hóa xuất khẩu sang Hàn Quốc có tỷ lệ sử dụng C/O ưu đãi đạt 12,2 tỷ USD, chiếm 52,1% tổng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này.
Các doanh nghiệp đã có nhận thức nhất định về việc sử dụng C/O ưu đãi như một công cụ hữu hiệu trong kế hoạch kinh doanh khi xuất khẩu hàng hóa đi các thị trường Việt Nam có cam kết để hưởng ưu đãi thuế quan.
Cụ thể, nhóm hàng xuất khẩu sang Hàn Quốc có tỷ lệ sử dụng ưu đãi FTA tốt nhất gồm thủy sản (96,32%), tiếp đến là rau quả 91,18%, cà phê 94,54% và hạt tiêu 100%. Gỗ và sản phẩm gỗ (73,76%); giày dép và hàng dệt may có tỷ lệ gần 100%.
Ngoài AKFTA, hoạt động xuất nhập khẩu giữa Việt Nam-Hàn Quốc đang chịu tác động từ 2 FTA khác, gồm Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-Hàn Quốc (VFFTA) và Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP).
Bộ Công thương lý giải, việc sử dụng ưu đãi từ các FTA như: AKFTA, VKFTA và RCEP có được là do doanh nghiệp đã nắm vững
quy tắc xuất xứ cho hàng hóa xuất khẩu đi thị trường Hàn Quốc, trong đó quy tắc xuất xứ của AKFTA và VKFTA tương đối linh hoạt; hàng hóa sản xuất xuất khẩu có thể đáp ứng tiêu chí để được cấp C/O mẫu AK và VK.
Cùng đó, các doanh nghiệp FDI của Hàn Quốc tại Việt Nam nhập khẩu nguyên liệu từ Hàn Quốc và áp dụng nguyên tắc cộng gộp xuất xứ đối với hàng hóa sản xuất xuất khẩu sang Hàn Quốc. Trong khi đó, các doanh nghiệp dệt may, giày dép... đã tận dụng rất tốt quy tắc xuất xứ của Hiệp định RCEP để sản xuất, xuất khẩu hàng dệt may sang Hàn Quốc.
-
Vinarice - Hành trình kết nối -
Chiến lược “song kiếm hợp bích” đưa Bách Việt tăng trưởng bền vững -
Nghệ An gia hạn 1.356 m2 đất thương mại, dịch vụ cho doanh nghiệp tại huyện Đô Lương -
Chubb Life Việt Nam tri ân khách hàng tiếp tục hợp đồng với hàng nghìn quà tặng hấp dẫn -
Sao Vàng đất Việt tỏa sáng cùng Công ty Minh Vượng -
Tổng công ty 28: Chiến lược của doanh nghiệp xanh -
Ngành công thương quyết liệt chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển
-
1 Kinh tế 2024: Chặng đua về đích -
2 Mục tiêu hoàn thành 3.000 km đường cao tốc: Bài học từ bước nước rút thành công -
3 Người dùng mạng xã hội phải xác thực sinh trắc học từ ngày mai 25/12 -
4 Chọn kịch bản phát triển cho Dự án Sân bay Tây Ninh: Giai đoạn đầu cần 4.738 tỷ đồng -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 25/12
- MAP Life tự tin tiến bước trước thềm năm 2025
- Four Points by Sheraton Hà Giang chính thức ra mắt
- Giáng sinh đầu tiên của cư dân khu đô thị trung tâm thành phố Cao Bằng
- Khơi mạch nguồn yêu thương
- KPMG công bố Báo cáo CEE 2024: Kết nối công nghệ và con người để nâng tầm trải nghiệm khách hàng
- Agribank và Trung tâm RAR - Bộ Công an ký kết triển khai dịch vụ xác thực điện tử qua VNeID trên Agribank Plus