Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 29 tháng 03 năm 2024,
Rõ nguyên tắc chọn dự án đầu tư công
Thu Trang - 17/09/2015 13:03
 
Nghị định 77/2015/NĐ-CP về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm vừa được Chính phủ ban hành sẽ có hiệu lực từ ngày 1/11/2015.

Toàn bộ quy trình từ lập kế hoạch đến thẩm định, phê duyệt và giao kế hoạch đầu tư trung hạn và hằng năm theo các nguyên tắc, điều kiện lựa chọn danh mục chương trình, dự án đầu tư theo từng nguồn vốn cụ thể đã được quy định chi tiết.

Đặc biệt, trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư Online - Baodautu.vn, bà Nguyễn Thị Phú Hà, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) nhấn mạnh, Nghị định 77/2015/NĐ-CP đã quy định rõ trình tự lập, thẩm định và giao kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm được quy định theo phân cấp, nhờ đó đã tăng quyền chủ động cho các bộ, ngành trung ương và các cấp chính quyền địa phương trong việc phân bổ và sử dụng nguồn lực có hiệu quả nhất, khắc phục được tình trạng bị động,  mất cân đối trong bố trí vốn ngân sách trung ương đã từng xảy ra trước đây.

“Đây là một trong những đổi mới quan trọng trong Luật Đầu tư công, tạo ra sự thay đổi về chất đối với công tác lập kế hoạch đầu tư. Với những hướng dẫn cụ thể, chi tiết trong Nghị định 77/2015/NĐ-CP, công tác tổ chức triển khai xây dựng kế hoạch trung hạn và hằng năm sẽ được thống nhất, thuận lợi. Từ đó, nâng cao hiệu lực và hiệu quả của việc thực thi Luật Đầu tư công”, bà Hà nhấn mạnh.

acTừ sau giai đoạn 2016 - 2020, ngân sách trung ương sẽ chỉ tập trung đầu tư các Dự án lớn của quốc gia
Từ sau giai đoạn 2016 - 2020, ngân sách trung ương sẽ chỉ tập trung đầu tư các dự án lớn của quốc gia

 

Cũng phải nhắc lại, sự thay đổi quan trọng của Luật Đầu tư là việc chuyển từ việc lập kế hoạch ngắn hạn, hằng năm sang kế hoạch trung hạn 5 năm, phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm. Cách làm này bảo đảm tính thống nhất về mục tiêu, cơ chế chính sách, gắn với việc tăng quyền chủ động của các cấp, các ngành trong việc phân bổ nguồn vốn ngân sách nhà nước phù hợp với các mục tiêu, định hướng phát triển của cấp, ngành trong tổng thể Chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước.

Tuy nhiên, trong thời gian qua, việc triển khai xây dựng kế hoạch đầu tư trung hạn còn gặp nhiều khó khăn, lúng túng do đây là năm đầu tiên thực hiện công việc này.

“Điều đáng mừng là các bộ, ngành trung ương đã chủ động xây dựng kế hoạch theo đúng quy định của Luật Đầu tư công và Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ. Cho đến nay, lần đầu tiên, Việt Nam có thể tổng hợp được bức tranh toàn cảnh về đầu tư công và cân đối vốn ngân sách nhà nước trong 5 năm 2016 – 2020”, bà Hà cho biết.

Điều đáng nói là trong bức tranh toàn cảnh này, khả năng cân đối nguồn vốn để xử lý số nợ đọng xây dựng cơ bản, hoàn trả vốn ứng trước, xác định rõ nhu cầu đầu tư để hoàn thành các dự án chuyển tiếp, nhu cầu đối ứng các chương trình, dự án ODA,... của các bộ, ngành trung ương và địa phương điều được vẽ rõ. Đây chính là cơ sở để đảm bảo công khai, minh bạch cũng như tăng trách nhiệm của các cấp các ngành trong sử dụng vốn, góp phần quan trọng vào việc phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Vì đi cùng với đó là yêu cầu thực hiện nghiêm các quy định về phân bổ  và sử dụng vốn đầu tư công trung hạn theo quy định của pháp luật về đầu tư công.

“Tôi tin rằng, tình trạng đầu tư phân tán, dàn trải kéo dài hay dự án dở dang tồn tại nhiều năm qua sẽ được giải quyết dứt điểm. Đặc biệt, sẽ chấm dứt phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản. Trên cơ sở này, từ sau giai đoạn 2016 - 2020, ngân sách trung ương sẽ chỉ tập trung đầu tư các dự án lớn của quốc gia, Chính phủ quản lý được đầu tư của đất nước và nâng cao đáng kể hiệu quả đầu tư cho giai đoạn tiếp theo”, bà Hà phân tích.

Dự án đầu tư công được chuyển đổi thành dự án PPP
Những điều kiện đầu tiên để một dự án đầu tư công được chuyển đổi thành dự án đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP) đã...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư