
-
Quy định về phân cấp, phân quyền của chính quyền địa phương trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch
-
Các cơ quan của TP. Hải Phòng, tỉnh Hải Dương di chuyển về Trung tâm Chính trị - Hành chính mới
-
Cải cách hành chính Hà Nội bước vào giai đoạn chuyển đổi số thực chất
-
Việt Nam - Áo ký hiệp định hợp tác tài chính 150 triệu Euro
-
Chủ tịch Đà Nẵng Lê Trung Chinh xin nghỉ hưu trước tuổi -
TP. Thủ Đức thí điểm miễn giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ từ đầu năm 2026
![]() | ||
Công ty TNHH Robert Bosch Việt Nam vừa phát đi thông báo rằng, đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý chủ trương để Công ty được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) theo quy định của pháp luật đối với dự án ứng dụng công nghệ cao.
Với quyết định này, Bosch Việt Nam sẽ được hưởng ưu đãi thuế TNDN ở mức cao nhất.
Thông tin từ Công ty cho biết, quá trình xác nhận doanh nghiệp công nghệ cao này đã có sự xem xét của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài Chính và Bộ Công thương trước khi được chấp thuận bởi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
“Chúng tôi xem xác nhận doanh nghiệp công nghệ cao như một sự khẳng định Bosch là doanh nghiệp hàng đầu thế giới về phát minh và công nghệ. Chúng tôi chân thành cảm ơn Thủ tướng Chính phủ cùng các Bộ cũng như UBND tỉnh Đồng Nai về những hỗ trợ liên tục và vô giá khi chúng tôi hướng hoạt động của doanh nghiệp phù hợp với những tiêu chí của Chính phủ Việt Nam”, ông Võ Quang Huệ, Tổng giám đốc Bosch Việt Nam phát biểu.
Trong khi đó, ông Martin Hayes, Chủ tịch Bosch Đông Nam Á, cũng đã bày tỏ sự phấn khởi trước việc Chính phủ Việt Nam có quyết định quan trọng đối với hoạt động đầu tư và kinh doanh của Bosch tại Việt Nam. Cuối năm ngoái, sau khi lên kế hoạch tăng cường đầu tư vào Việt Nam, Bosch đã kiến nghị lên Chính phủ Việt Nam để được hưởng ưu đãi như một doanh nghiệp công nghệ cao.
“Chúng tôi tin rằng, quyết định này sẽ cho thấy Việt Nam là một đất nước có chính sách thu hút đầu tư tốt, không chỉ riêng với những ngành hàng kinh doanh khác của Bosch mà còn cả với các doanh nghiệp khác trên thế giới”, ông Hayes nói.
Bosch đã thiết lập công ty con 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam vào năm 2008 cho hoạt động thương mại, cũng như đầu tư xây dựng nhà máy công nghệ cao sản xuất dây truyền lực biến đổi liên tục (CVT) dùng cho ô tô. Năm 2011, nhà máy công nghệ cao chính thức được khánh thành tại Khu công nghiệp Long Thành, tỉnh Đồng Nai. Hiện tại, Bosch đã lên kế hoạch nâng tổng vốn đầu tư của nhà máy từ 100 triệu euro hiện nay lên 230 triệu euro vào năm 2015.
Nguyên Đức
-
Quy định về phân cấp, phân quyền của chính quyền địa phương trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch
-
Các cơ quan của TP. Hải Phòng, tỉnh Hải Dương di chuyển về Trung tâm Chính trị - Hành chính mới
-
Cải cách hành chính Hà Nội bước vào giai đoạn chuyển đổi số thực chất
-
Việt Nam - Áo ký hiệp định hợp tác tài chính 150 triệu Euro
-
Chủ tịch Đà Nẵng Lê Trung Chinh xin nghỉ hưu trước tuổi -
TP. Thủ Đức thí điểm miễn giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ từ đầu năm 2026 -
Kinh tế Hải Dương kiên định mục tiêu tăng trưởng -
HĐND TP. Đà Nẵng họp kỳ cuối cùng sau 28 năm vận hành -
Theo dõi chặt diễn biến về giá cước vận tải biển -
Để có một nền kinh tế khỏe mạnh, năng động -
Thủ tướng Chính phủ công nhận Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới
-
Doanh nhân Hoàng Mai Chung được vinh danh tại I4.0 Awards: Chọn công nghệ để kiến tạo thị trường bất động sản bền vững
-
PPL vận chuyển và hạ thủy thành công trạm biến áp ngoài khơi nặng kỷ lục gần 4.000 tấn
-
Meey Group “ẵm” liền 2 giải tại I4.0 Awards lần thứ tư
-
Tasco bầu Phó chủ tịch Hội đồng Quản trị và bổ nhiệm tân Tổng giám đốc
-
Công ty Xi măng Long Sơn: Từ vùng đá vôi Bỉm Sơn vươn tầm quốc tế
-
SeABank thông báo mời thầu