-
Cần Thơ thúc tiến độ giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm -
Cơ hội rộng mở cho các doanh nghiệp Thái Lan hợp tác, đầu tư tại Bình Định -
Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
Lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch tuyến đường sắt kết nối Lào Cai với Quảng Ninh -
Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn mở rộng đầu tư, chuyển giao công nghệ cho Việt Nam -
Quảng Ninh: Chuẩn bị đưa Nhà máy ôtô Thành Công Việt Hưng tại Khu công nghiệp Việt Hưng vào hoạt động
Lừng khừng xử lý sai phạm
Cho tới cuối tuần qua, vẫn chưa có thông tin về tiến trình xử lý sai phạm trong đấu thầu hệ thống xạ trị Bệnh viện Ung bướu TP.HCM (Báo Đầu tư đã nhiều lần phản ánh) từ chính quyền Thành phố sau 2 văn bản chỉ đạo của Phó thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình, khiến giới nhà thầu đặt nhiều nghi ngại về kịch bản xuề xoà cho qua chuyện. Mọi nỗ lực liên hệ của phóng viên Báo Đầu tư để có thông tin về diễn biến sự việc từ UBND TP.HCM đều không hiệu quả vì sự im lặng khó hiểu từ cơ quan này.
Vi phạm đấu thầu tại Bệnh viện Ung bướu TP.HCM đang chờ UBND Thành phố đưa ra biện pháp xử lý |
Cần phải nhắc lại rằng, những vi phạm trong tiến trình lựa chọn nhà thầu tại Bệnh viện Ung bướu TP.HCM đã được chỉ ra, hướng xử lý cũng được pháp luật quy định rành mạch. Vì vậy, rất đáng tiếc và khó tìm lời biện minh cho tình trạng sai phạm trong thời gian dài vẫn chưa được giải quyết thấu đáo. Tính tới nay, sau gần 11 tháng kể từ ngày nhà thầu Công ty cổ phần Đầu tư y tế Việt Mỹ đệ đơn khiếu nại, các đơn vị liên quan vẫn đưa đẩy và tiếp tục kính trình “chờ Phó thủ tướng Thường trực chỉ đạo”.
Theo Luật Đấu thầu, thẩm quyền giải quyết vụ việc trong tay chủ đầu tư (Bệnh viện Ung bướu TP.HCM), Sở Y tế, UBND TP.HCM và Chủ tịch UBND Thành phố. Tuy nhiên, theo quan sát của phóng viên Báo Đầu tư, cách xử lý vụ việc như trong thời gian qua của các cơ quan công quyền Thành phố khá lừng khừng, nếu như không muốn nói là thiếu quyết đoán.
Có thể thấy, bất luận phương án căn chỉnh sai phạm đấu thầu tại Bệnh viện Ung bướu TP.HCM thế nào thì nguyên tắc bất biến là phải đảm bảo tính thượng tôn pháp luật và không thể dung dưỡng, xí xoá vi phạm theo kiểu “gạo đã nấu thành cơm”.
Theo dõi diễn biến sự việc, nhiều nhà thầu nhận ra 2 thái cực rõ nét. Một bên là sự sốt sắng đặt bút ký và thực hiện hợp đồng của chủ đầu tư ngay khi công bố kết quả trúng thầu với nhà thầu trúng thầu (Công ty TNHH Dược phẩm trang thiết bị y tế T.D), bất chấp kết quả đấu thầu còn gây tranh cãi gay gắt. Một bên là thái độ “đủng đỉnh” sau khi sai phạm được Bộ Y tế cùng Bộ Kế hoạch và Đầu tư vạch ra.
Cần khách quan nói rõ thêm rằng, việc đồng thời thương thảo, ký hợp đồng với nhà thầu trúng thầu và giải quyết kiến nghị, khiếu nại được pháp luật cho phép. Song luật pháp cũng quy định rõ về việc giải quyết hậu kiến nghị, khiếu nại. Trường hợp phát hiện sai phạm, thì bên nào để xảy ra lỗi, sẽ phải chịu trách nhiệm và bồi thường cho các bên liên quan.
Như Báo Đầu tư đã dẫn giải, theo quy định tại Điều 123, Chương XIII, Nghị định số 63/NĐ-CP quy định về xử lý vi phạm, kiểm tra, giám sát và theo dõi hoạt động đấu thầu, thì việc đấu thầu hệ thống xạ trị gia tốc dưới hướng dẫn hình ảnh Bệnh viện Ung bướu TP.HCM chỉ có thể dùng “biện pháp tuyên bố cuộc thầu vô hiệu”. Cái giá phải trả cho kịch bản này là vô cùng nặng nề và rối rắm. Việc lượng định thiệt hại của các nhà thầu không hề dễ dàng.
Điều 124, Luật Đấu thầu cũng quy định: “Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về đấu thầu gây thiệt hại thì phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định pháp luật về bồi thường thiệt hại và các quy định khác của pháp luật liên quan”.
Đây có thể là lý do khiến vi phạm đã rõ, nhưng ý chí của các bên liên quan chưa quyết đoán nhằm giải quyết vấn đề.
Những hoài nghi khó lý giải
Sự chậm trễ khi xử lý sai phạm của chủ đầu tư và cách tiếp cận vấn đề của cơ quan có thẩm quyền TP.HCM trong vụ việc nêu trên khiến lòng tin của giới nhà thầu về môi trường đấu thầu công khai, minh bạch, cạnh tranh bị xói mòn và bỏ ngỏ nhiều hoài nghi khó lý giải.
Mới đây, trong cuộc tiếp xúc với phóng viên Báo Đầu tư, lãnh đạo Công ty cổ phần Đầu tư y tế Việt Mỹ bày tỏ sự mệt mỏi, thất vọng về sự việc khiếu kiện kéo dài và “nhiều áp lực” khiến họ nản lòng, dẫn tới suy suyển ý chí theo đuổi tiếp sự vụ. Kịch bản thoái lui sau quá trình dày công tìm công lý của nhà thầu Việt Mỹ cũng là một ẩn số cần lời giải thỏa đáng.
Sự rối rắm trong tiến trình xử lý sai phạm chỉ có thể lý giải rằng, việc lựa chọn nhà thầu tại Bệnh viện Ung bướu TP.HCM đụng chạm “lợi ích trọng yếu” của nhiều bên liên quan. Mặc dù thẩm quyền giải quyết vụ việc được luật trao cho chính quyền Thành phố, song có vẻ câu chuyện căn chỉnh lỗi, chế tài sai phạm đã vuột quá tầm tay địa phương này.
Theo tìm hiểu của phóng viên Báo Đầu tư, tháng 3 vừa qua, Văn phòng Chính phủ tiếp tục có Văn bản số 2072/VPCP-V.I gửi Bộ Y tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, UBND TP.HCM chỉ đạo giải quyết vụ việc khiếu nại của nhà thầu Việt Mỹ. Theo văn bản này, Phó thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình đã chỉ đạo giao UBND TP.HCM chủ trì làm việc với Bộ Y tế thống nhất biện pháp giải quyết theo đúng quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về việc giải quyết vụ việc. “Trường hợp không thống nhất được biện pháp giải quyết, báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ”, Văn bản số 2072/VPCP-V.I nêu.
Được biết, Cục Điều tra tội phạm về kinh tế và tham nhũng (C46 - Tổng cục Cảnh sát) đã có văn bản đề nghị Sở Y tế TP.HCM phối hợp cung cấp tài liệu sau khi Cục nhận được đơn thư liên quan tới gói thầu hệ thống xạ trị Bệnh viện Ung bướu TP.HCM.
Cụ thể, Văn bản số 472/C46(P4) do Cục Điều tra tội phạm về kinh tế và tham nhũng ban hành yêu cầu Sở Y tế cung cấp các tài liệu liên quan tới 2 vấn đề chính. Một là, cung cấp và làm rõ nội dung các văn bản chỉ đạo, giải quyết của Sở Y tế TP.HCM đối với Bệnh viện Ung bướu TP.HCM liên quan tới gói thầu xạ trị từ giai đoạn lập hồ sơ mời thầu đến khi ký kết thực hiện hợp đồng. Hai là, cung cấp và làm rõ nội dung các văn bản báo cáo, trao đổi, thông báo, kiến nghị của Sở Y tế TP.HCM với UBND TP.HCM, Bộ Y tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các đơn vị khác có liên quan đến gói thầu xạ trị.
Phóng viên Báo Đầu tư đã liên hệ với người có thẩm quyền thụ lý vụ việc của C46 và được biết Cục này đang trong tiến trình thu thập tài liệu, nên không thể cung cấp thông tin cho báo chí.
-
Lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch tuyến đường sắt kết nối Lào Cai với Quảng Ninh -
Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn mở rộng đầu tư, chuyển giao công nghệ cho Việt Nam -
Quảng Ninh: Chuẩn bị đưa Nhà máy ôtô Thành Công Việt Hưng tại Khu công nghiệp Việt Hưng vào hoạt động -
Ứng trước hơn 410 tỷ đồng cho Dự án nâng cấp Quốc lộ 91, TP. Cần Thơ -
Đà Nẵng cấp mới 60 dự án vốn FDI -
Vì sao Dự án Thoát nước và vệ sinh môi trường đô thị Núi Thành chậm tiến độ? -
Thêm doanh nghiệp đề xuất dự án năng lượng tái tạo tỉnh Ninh Thuận
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025