
-
Vì sao Ngân hàng Nhà nước chỉ nới room ngoại lên 49% cho số ít ngân hàng?
-
Hủy vốn vay Ngân hàng Thế giới không có khả năng sử dụng
-
Vụ sụp đổ của SVB, Credit Suisse: Một số lưu ý đối với Việt Nam
-
Khe cửa hẹp cho ngân hàng "giải cứu" trái phiếu
-
VPBank ký kết thỏa thuận bán 15% vốn cho SMBC, thu về 1,5 tỷ USD -
Vàng miếng SJC vững trên mốc 67 triệu đồng/lượng
Theo đó, ông Nguyễn Cao Trí - thành viên Hội đồng quản trị Saigonbank nhiệm kỳ 2019 - 2024 đương nhiên mất tư cách, không còn là thành viên Hội đồng quản trị ngân hàng này kể từ ngày 19.1 theo quy định tại Điều 35 Luật các Tổ chức tín dụng.
Tuy nhiên, việc ông Trí mất tư cách thành viên Hội đồng quản trị Saigonbank lại không được ngân hàng này nêu ra lý do cụ thể.
![]() |
Trước đó, ông Trí bắt đầu tham gia vào Hội đồng quản trị Saigonbank vào tháng 10/2021 sau khi mua vào 579.199 cổ phiếu SGB, tương đương 0,19% vốn điều lệ nhà băng này vào tháng 6/2021.
Ông Trí là người tham gia tại nhiều doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, giáo dục, tài chính, dịch vụ nhà hàng như Công ty CP Tập đoàn Capella, Công ty TNHH Capella Hospitality, Công ty CP Thương mại và Dịch vụ Lâu Đài Ven Sông... Ông từng đảm nhiệm chức vụ lãnh đạo tại một số công ty thành viên của Tập đoàn Bến Thành (Bến Thành Group), như Giám đốc đầu tư tại Công ty Bến Thành Tourist (1999 - 2005), Tổng giám đốc Công ty CP Đầu tư địa ốc Bến Thành (Bến Thành Land).
Saigonbank thành lập từ năm 1987, cơ cấu sở hữu của Saigonbank hiện nay bao gồm 4 cổ đông lớn chiếm hơn 65% vốn điều lệ là Văn phòng Thành ủy TP.HCM, Công ty TNHH MTV Du lịch Thương mại Kỳ Hòa, Công ty TNHH MTV Dầu khí TP.HCM, Công ty TNHH MTV Xây dựng và Kinh doanh nhà Phú Nhuận.
Theo báo cáo tài chính quý 4/2022 hợp nhất vừa công bố, Saigonbank cả năm vừa qua có lợi nhuận trước thuế 237 tỷ đồng, tăng gần 54% và lợi nhuận sau thuế đạt gần 190 tỉ đồng, tăng 55% so với năm 2021; Dư nợ cấp tín dụng tăng 14,93%; nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư tăng 13,22% so với năm 2021.
Lãnh đạo Saigonbank cho biết, với nền tảng tài chính vững chắc, quản trị rủi ro tốt, quan tâm hỗ trợ về vốn, về lãi suất, về phí dịch vụ giúp người dân ổn định cuộc sống, giúp doanh nghiệp phục hồi, phát triển sản xuất kinh doanh.
Trên cơ sở tăng trưởng tín dụng lành mạnh, Saigonbank đã được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) cấp hạn mức tăng trưởng (room) tín dụng 17%, cao hơn hẳn những năm trước.
Tổng thu nhập hoạt động của Saigonbank đạt 1.055 tỷ đồng, tăng 20% so với năm trước. Trong đó, thu nhập từ lãi thuần hơn 875 tỷ đồng, tăng 49% so với năm trước. Song song đó, thu nhập từ hoạt động kinh doanh dịch vụ cũng tăng trưởng mạnh 38%.
Bên cạnh đẩy mạnh hoạt động, Saigonbank còn cắt giảm mạnh chi phí, nâng cao năng suất lao động, áp dụng công nghệ mới để nâng cao chất lượng dịch vụ, thu hút thêm khách hàng.
Các chỉ số về an toàn vốn và thanh khoản được Saigonbank quản lý và tuân thủ rất chặt chẽ. Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) đạt 15,06%, cao hơn so với quy định; tỷ lệ cho vay so với tổng tiền gửi chiếm 77,21%, đáp ứng đúng quy định của NHNN.
Trên thị trường chứng khoán, kết phiên ngày 19/1, giá cổ phiếu SGB của Saigonbank đứng ở mức 12.800 đồng/cổ phiếu, đi ngang so với đầu tháng 1/2023.

-
Khe cửa hẹp cho ngân hàng "giải cứu" trái phiếu -
VPBank ký kết thỏa thuận bán 15% vốn cho SMBC, thu về 1,5 tỷ USD -
Vàng miếng SJC vững trên mốc 67 triệu đồng/lượng -
Kênh đầu tư nào lên ngôi khi lãi suất và dòng tiền đảo chiều? -
Giải bài toán khó khi sửa Luật Các tổ chức tín dụng -
Nỗi sợ nhỏ và hoảng loạn lớn -
Agribank đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất
-
Hội thảo khảo sát môi trường đầu tư tại Việt Nam cho doanh nghiệp điện tử Trung Quốc
-
TKV: Ứng dụng chuyển đổi số trong quản lý kỹ thuật công nghệ, quản trị chi phí khối khoáng sản - hóa chất
-
Ứng dụng gọi xe đầu tiên có lãi tại Việt Nam
-
ICAEW xây dựng cộng đồng Chartered Accountant vững mạnh tại Việt Nam
-
Bosch Việt Nam đạt chứng nhận “Great Place to Work” năm 2023
-
Sika tổ chức triển lãm “Hành trình 30 năm xây dựng niềm tin tại Việt Nam”