-
Dành công sức cho đột phá về thể chế để GDP năm 2025 tăng 8% trở lên -
Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình thăm, động viên doanh nghiệp đầu Xuân Ất Tỵ 2025 -
Tháng Tết, nhu cầu tiêu dùng tăng cao đẩy CPI tăng xấp xỉ 1% -
Bộ Kế hoạch và Đầu tư nêu các giải pháp để đạt tăng trưởng GDP 8% trở lên -
Đảm bảo cân đối đủ nguồn kinh phí thực hiện tinh gọn bộ máy -
Vi phạm trong ban hành văn bản quy phạm pháp luật có thể bị xử lý hình sự
Phiên họp chiều 6/2 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. |
Chiều 6/2, tiếp tục phiên họp thứ 42, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội và các dự thảo Nghị quyết về cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của các cơ quan chuyên môn của Quốc hội.
Trình bày một số vấn đề lớn còn có ý kiến khác nhau trong quá trình xây dựng các văn bản trên, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết, đa số ý kiến tán thành với việc xây dựng dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ cấu tổ chức các cơ quan chuyên môn của Quốc hội. Theo đó, sau khi thực hiện sắp xếp, số lượng các cơ quan chuyên môn của Quốc hội gồm Hội đồng Dân tộc và 7 ủy ban (giảm 2 ủy ban so với hiện nay).
Theo phương án được Trung ương kết luận ngày 24/1/2025 với các cơ quan của Quốc hội, sẽ kết thúc hoạt động của Ủy ban Đối ngoại, chuyển nhiệm vụ về Ủy ban Quốc phòng, An ninh, Văn phòng Quốc hội, Bộ Ngoại giao. Đồng thời, đổi tên Ủy ban Quốc phòng - An ninh thành Ủy ban Quốc phòng, An ninh, Đối ngoại. Sáp nhập Ủy ban Pháp luật và Ủy ban Tư pháp thành Ủy ban Pháp luật - Tư pháp; Ủy ban Kinh tế và Ủy ban Tài chính, Ngân sách thành Ủy ban Kinh tế - Tài chính; Ủy ban Xã hội và Ủy ban Văn hoá, Giáo dục thành Ủy ban Văn hóa và Xã hội. Đổi tên và nâng cấp 2 cơ quan trực thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Ban Dân nguyện thành Ủy ban Dân nguyện và Giám sát của Quốc hội; Ban Công tác đại biểu thành Ủy ban Công tác đại biểu của Quốc hội. Ngoài ra, còn có Hội đồng Dân tộc và Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cũng phản ánh, có ý kiến đề nghị tiếp tục quy định rõ trong Luật Tổ chức Quốc hội về số lượng, tên gọi các ủy ban của Quốc hội để bảo đảm địa vị pháp lý của các cơ quan.
Giải trình, Ban soạn thảo cho rằng, trong bối cảnh sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước và yêu cầu đổi mới tư duy lập pháp, việc không quy định cứng số lượng, tên gọi các cơ quan của Quốc hội trong luật là phù hợp và thuận lợi cho việc tiếp tục thực hiện sắp xếp, điều chỉnh, bảo đảm hài hòa về cơ cấu tổ chức với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan; vấn đề này cũng đã được Bộ Chính trị tán thành khi cho ý kiến về các dự án luật về tổ chức bộ máy.
Về cơ cấu Hội đồng Dân tộc, các ủy ban, dự thảo Luật Tổ chức Quốc hội cũng đã bỏ các quy định về ủy viên thường trực, ủy viên chuyên trách hiện nay. Theo đó, cơ cấu Hội đồng Dân tộc và các ủy ban chỉ còn chủ tịch, các phó chủ tịch, chủ nhiệm, các phó chủ nhiệm và các ủy viên.
Các ủy viên là đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách tại Hội đồng Dân tộc và các ủy ban sẽ là thành viên thường trực Hội đồng Dân tộc và các ủy ban của Quốc hội.
Một điểm mới khác là dự thảo luật quy định Hội đồng Dân tộc và các ủy ban Quốc hội có đơn vị giúp việc. Theo dự kiến, các vụ chuyên môn giúp việc đang thuộc cơ cấu tổ chức của Văn phòng Quốc hội sẽ được chuyển tương ứng về các Hội đồng Dân tộc và các ủy ban của Quốc hội.
Dự thảo luật cũng bỏ Ban thư ký Quốc hội, giúp việc Tổng thư ký Quốc hội đang được quy định tại luật hiện hành. Đồng thời, dự luật quy định rõ Tổng thư ký Quốc hội - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội là người đứng đầu Văn phòng Quốc hội, chịu trách nhiệm trước Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội về hoạt động của Văn phòng Quốc hội.
Tổng thư ký Quốc hội - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cũng là người phát ngôn của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Dự thảo luật quy định, Văn phòng Quốc hội là cơ quan hành chính, tham mưu tổng hợp, phục vụ Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, đại biểu Quốc hội; phối hợp phục vụ các hoạt động của Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội.
Thảo luận, nhiều thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội băn khoăn về việc hoạt động của vụ chuyên môn giúp việc cho Hội đồng Dân tộc và các ủy ban Quốc hội, nhất là các nội dung liên quan tới tài chính - kế toán và công tác nhân sự. Một số ý kiến đề xuất các vụ chuyên môn chỉ giúp việc cho Hội đồng Dân tộc và các ủy ban về chuyên môn, còn chế độ chính sách, cán bộ, tài chính, kế toán vẫn giữ như hiện nay, tức để Văn phòng Quốc hội thực hiện.
Tổng thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Quang Tùng, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê K’đăm đề xuất tiến hành các công tác về tài chính, nhân sự theo cơ chế phối hợp giữa Văn phòng Quốc hội và Hội đồng Dân tộc và các ủy ban.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thì cho rằng, “vẫn nên giữ nguyên như trước đây”. Theo Chủ tịch Quốc hội, các vụ chuyên môn giúp việc cho Hội đồng Dân tộc và các ủy ban, còn công tác hậu cần, nhân sự thì Văn phòng Quốc hội và các ủy ban phải “song trùng phối hợp” .
Kết luận phiên thảo luận, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho hay, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất sẽ ban hành nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về quy chế phối hợp giữa Văn phòng Quốc hội và Hội đồng Dân tộc, các ủy ban để xử lý vấn đề này.
-
Sau sắp xếp, Quốc hội còn Hội đồng Dân tộc và 7 ủy ban -
Đảm bảo cân đối đủ nguồn kinh phí thực hiện tinh gọn bộ máy -
Vi phạm trong ban hành văn bản quy phạm pháp luật có thể bị xử lý hình sự -
Ban hành Kế hoạch cải cách thủ tục hành chính trọng tâm năm 2025 -
Đề xuất thống nhất UBND là cơ quan hành chính, làm việc theo chế độ thủ trưởng -
Thái Bình phát động thi đua, tăng tốc sản xuất kinh doanh ngay từ đầu năm 2025 -
Quốc hội sẽ không quản lý danh mục dự án đầu tư công
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 6/2 -
2 Đề xuất sửa đổi Luật Doanh nghiệp sẽ trình Chính phủ trong tháng 2/2025 có gì mới? -
3 Quốc hội sẽ không quản lý danh mục dự án đầu tư công -
4 Chi tiết cơ cấu tổ chức của Chính phủ sắp trình Quốc hội quyết định -
5 Bộ Xây dựng: Chung cư cũ và mới đua nhau tăng giá, có nơi tăng 50% sau một năm
- Doanh nghiệp “Mở tài khoản mới - Đón lộc kinh doanh” cùng Agribank
- Hệ thống y tế tư nhân đầu tiên tại Việt Nam có 6 bệnh viện đạt chứng nhận tiêu chuẩn quốc tế ACHSI
- Nutifood đề xuất ngày khởi công sớm dự án cầu đi bộ qua sông Sài Gòn
- SeABank hoàn tất chuyển nhượng Công ty Tài chính PTF cho AEON Financial Service
- Shinhan Finance ra mắt phiên bản mới 5.0 của iShinhan - Nền tảng tài chính số toàn diện, thân thiện và an toàn
- Hậu Giang: "Con hổ con" thức giấc của Đồng bằng sông Cửu Long