-
Chú trọng đầu tư cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và các chính sách xã hội -
Đà Nẵng chi 145 tỷ đồng đầu tư dự án chống ngập -
Quảng Ninh thúc đẩy tăng trưởng xanh vì sự phát triển bền vững -
Tập đoàn Hoà Phát tài trợ 10 tỷ đồng cho bà con Lào Cai tái thiết sau bão -
Nhiều địa phương vẫn chật vật hoàn thiện tiêu chí nông thôn mới -
TP.HCM ra tiêu chí dự án đầu tư vào Khu công nghệ cao phải “xanh”
Tại Hội nghị COP26 năm 2021, sau khi Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tuyên bố “Việt Nam cam kết loại bỏ dần nhiệt điện than vào những năm 2040 và đạt được phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050”. Trong đó, nguồn nhiệt điện than sẽ giảm từ 28% năm 2022 về 0% trong năm 2050.
Để thực hiện cam kết đó, Chính phủ và cơ quan quản lý đã ban hành nhiều quy định hỗ trợ hướng tới phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 như Nghị định 06/2022 yêu cầu khoảng 2.000 doanh nghiệp nộp Báo cáo phát thải khí nhà kính và kế hoạch giảm thải (2024-2026), phát triển thị trường tín chỉ carbon hướng tới có thị trường giao dịch tín chỉ carbon vào năm 2028.
Mặc dù có nhiều cơ chế và chính sách thúc đẩy doanh nghiệp để hướng tới thải ròng bằng 0 vào năm 2050 nhưng tốc độ chuyển đổi của doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn khá chậm. Trong đó, các doanh nghiệp đang có nhiều lo ngại về việc chuyển đổi với vốn đầu tư lớn, chưa có chính sách ưu đãi hấp dẫn; thiếu chiến lược phát triển bền vững; thiếu hỗ trợ của dữ liệu thị trường; chênh lệch giữa hành lang pháp lý khi ban hành với thực thi khi chưa có Thông tư hướng dẫn.
Nhà máy Schneider Electric Việt Nam tại Khu công nghệ cao Thủ Đức (TP.HCM) |
Theo thống kê của Schneider Electric Việt Nam, có khoảng 67% doanh nghiệp ở Việt Nam đều xây dựng, theo dõi và công khai kết quả thực hiện các mục tiêu cụ thể về phát triển bền vững, 47% doanh nghiệp có chiến lược toàn diện về phát triển bền vững. Tuy nhiên, từ ý định tới hành động thực tế đang có khoảng khá lớn khi mà 52% tổng số doanh nghiệp chưa biết mình phải bắt đầu từ đâu về thực hiện phát triển bền vững.
Thực tế, tại nhà máy Schneider Electric Việt Nam, đơn vị đã và đang thực hiện nhiều giải pháp giảm khí thải, hướng tới phát thải ròng vào năm 2050. Trong đó, nhà máy yêu cầu các nhà cung ứng cam kết giảm thải bao nhiêu phần trăm một năm, giảm nhựa sử dụng một lần bằng vật liệu tái chế, dùng thùng giao hàng được tái sử dụng nhiều lần thay vì giấy truyền thống, hướng dẫn khách hàng sử dụng giấy tái chế thay vì giấy thông thường, sử dụng lưới để cố định hàng hoá thay vì dây buộc, sử dụng tấm pin năng lượng mặt trời để sản xuất điện cung cấp khoảng 30-35% tổng lượng điện năng tiêu thụ, số hoá dữ liệu để cập nhật liên tục về năng lực sản xuất của nhà máy thay cho dữ liệu giấy.
Thêm nữa, những sáng kiến và giải pháp tại nhà máy Việt Nam đã được nhân rộng ra hơn 30 nhà máy của Tập đoàn Schneider Electric tại các khu vực như Châu Âu, Bắc Mỹ, Trung Quốc, Châu Đại Dương và Châu Á thái Bình Dương; nhà máy đã đóng góp sáng kiến thứ 55 về chuyển đổi kỹ thuật số, dẫn đầu trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương, Ấn Độ và Nam Mỹ; và nhà máy được vận hành bởi người Việt Nam, vì vậy các ý tưởng, sáng kiến được xuất phát từ kinh nghiệm thực tiễn do chính người Việt phát triển và lan tỏa đến nhiều nước khác.
Nhờ những sáng kiến của chính người lao động Việt Nam tại nhà máy, nhà máy Việt Nam đã là cơ sở sản xuất được Tập đoàn Schneider Electric đánh giá cao nhất trên toàn cầu (điểm số 912/1.200) ở lĩnh vực sản xuất công tắc, ổ cắm, với mục tiêu sẽ trở thành trung tâm về công tắc, ổ cắm cho toàn bộ vùng châu Á - Thái Bình Dương trong chiến lược của Schneider Electric.
Thực tế, với kinh nghiệm vận hành 195 nhà máy, 90 trung tâm phân phối trên toàn quốc, Schneider Electric đã xây dựng được một hệ sinh thái hoàn thiện về khử carbon và được nhiều tổ chức công nhận MSCI, Bloomberg, Global 100 … ghi nhận. Trong đó, hệ sinh thái sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam thúc đẩy hành trình khử carbon thông qua phương thức tiếp cận 3 bước bao gồm chiến lược hoá (đo lường hiện trạng của doanh nghiệp, xây dựng lộ trình và mục tiêu khử carbon, cấu trúc chương trình và quản trị), số hoá (giám sát sử dụng tài nguyên và phát thải, xác định cơ hội tiết kiệm, báo cáo và so sánh đối chiếu tiến độ) và khử carbon (điện hoá hoạt động, cắt giảm tiêu thụ năng lượng, thay thế nguồn năng lượng, tiếp cận chuỗi giá trị).
“Hiện nay, Schneider Electric đã cung cấp cho 40% khách hàng nằm trong nhóm Fortune 500, hơn 40 tỷ Euro chỉ tiêu năng lượng được quản lý, 16 GW hợp đồng mua bán điện doanh nghiệp được tư vấn toàn cầu và hơn 3.000 chuyên gia về bền vững trên toàn cầu”, Đại diện Schneider Electric Việt Nam nhấn mạnh.
-
Tập đoàn Hoà Phát tài trợ 10 tỷ đồng cho bà con Lào Cai tái thiết sau bão -
Nhiều địa phương vẫn chật vật hoàn thiện tiêu chí nông thôn mới -
TP.HCM ra tiêu chí dự án đầu tư vào Khu công nghệ cao phải “xanh” -
Xem xét đề xuất của VinFast về chính sách giá điện cho các trụ sạc xe điện -
G20 thúc đẩy cam kết chuyển đổi năng lượng toàn cầu, hướng đến Net Zezo 2050 -
Thu hút đầu tư chuyển đổi sản xuất xanh vào Hà Nội và các tỉnh phía Bắc -
Vingroup và Vietravel hợp tác thúc đẩy du lịch xanh - di chuyển xanh
-
1 Sửa luật PPP: Bỏ quy định hạn mức vốn tối thiểu, tiếp tục áp dụng hợp đồng BT -
2 Quy định 5 biện pháp xử lý vật chứng, tài sản, gỡ vướng giải quyết án tham nhũng -
3 TP.HCM đề xuất đầu tư 3 dự án BT 14.600 tỷ đồng trả chậm bằng tiền ngân sách -
4 “Sống dở, chết dở” vì mua dự án chưa đủ điều kiện mở bán -
5 Vốn cho bất động sản: Cả tín dụng lẫn trái phiếu còn tiềm ẩn nhiều rủi ro
- Sika Việt Nam cùng cộng đồng thợ giỏi xây dựng tương lai bền vững cho ngành xây dựng
- Quận Hải An - “cứ điểm” mới của nhà đầu tư bất động sản tại Hải Phòng
- Khu đô thị tích hợp Mizuki Park - điểm sáng khu Nam Sài Gòn
- Empire City - Kiến trúc cộng hưởng với thiên nhiên
- Công bố Top 10 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 ngành Năng lượng - Chế biến - Chế tạo
- Công bố Top 10 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 ngành Dược - Thiết bị y tế