
-
Đã giảm thuế gần 50.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp trong nửa đầu năm 2025
-
Việt Nam áp thuế bột ngọt nhập khẩu thêm 5 năm
-
Cuộc chơi lớn giữa các doanh nghiệp ngành vật liệu chịu lửa
-
“Con dao hai lưỡi” khi gọi vốn sớm và quá nhiều
-
Nhìn nhận cơ hội phát triển kinh tế của các địa phương trong không gian mới -
Vẫn chấp nhận các chứng từ có địa chỉ cũ khi làm thủ tục hải quan
![]() |
Nghị định 10/2010/NĐ-CP quy định, ngày 1/7/2021 là hạn cuối các loại ô tô kinh doanh phải lắp camera. Ảnh: ST |
Theo thông báo tại Công văn 4233/VPCP-CN, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu Bộ Giao thông – Vận tải chủ trì, thống nhất với Bộ Công an, Bộ Tư pháp, báo cáo các nội dung liên quan đến việc thực hiện lắp camera đối với xe ô tô kinh doanh vận tải tại Phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật. Phiên họp này dự kiến sẽ diễn ra vào sáng mai, ngày 29/6/2021.
Trước đó, Bộ Giao thông – Vận tải đã có văn bản số 5521/BGTVT-VT ngày 14/6/2021 gửi Phó thủ tướng Lê Văn Thành đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn trong việc thực hiện quy định lắp camera trên phương tiện của đơn vị kinh doanh vận tải do ảnh hưởng của dich bệnh Covid-19.
Phương án đưa ra là chưa xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định lắp đặt camera lên xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa bằng container, xe đầu kéo cho đến hết ngày 31/12/2021.
Với xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách có sức chứa từ 9 chỗ trở lên, thời gian xử phạt với hành vi không lắp đặt camera là từ ngày 1/7/2022.
Lý do được đưa ra là theo đề nghị của Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam. Thời gian qua, do ảnh hưởng của dịch bệnh, nên việc triển khai lắp đặt camera trên phương tiện của doanh nghiệp gặp khó khăn, không đáp ứng được tiến độ phải hoàn thành trước ngày 1/7/2021.
Bộ Giao thông – Vận tải cũng nhắc đến nguyên nhân chủ quan do một số đơn vị kinh doanh e ngại, chưa muốn lắp camera vì lo sợ sẽ bị cơ quan quản lý nhà nước kiểm soát và xử lý đối với các hình ảnh vi phạm được truyền về Tổng cục Đường bộ Việt Nam.
Tuy nhiên, trong các đề xuất giải pháp thúc đẩy tăng trưởng được gửi tới Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, quy định này đang có sự trùng lặp về mục tiêu quản lý nhà nước.
Hiện tại, theo quy định của pháp luật về kinh doanh vận tải, doanh nghiệp vừa phải lắp camera, vừa phải lắp thiết bị giám sát hành trình. Nhiều thông tin từ hai thiết bị này gần như trùng khớp nhau.
Mặt khác, bên cạnh yêu cầu việc lắp các thiết bị này, các quy định hiện hành cũng yêu cầu về trách nhiệm của doanh nghiệp, bến xe hàng phải thực hiện một số nghĩa vụ để kiểm soát việc lái xe an toàn.
Đây là lý do VCCI đề nghị cần đánh giá tác động của các quy định, nhằm tránh gia tăng các chi phí bất hợp lý cho doanh nghiệp.

-
“Con dao hai lưỡi” khi gọi vốn sớm và quá nhiều -
Nhìn nhận cơ hội phát triển kinh tế của các địa phương trong không gian mới -
Vẫn chấp nhận các chứng từ có địa chỉ cũ khi làm thủ tục hải quan -
Hỗ trợ doanh nghiệp Việt chinh phục thị trường Mỹ -
Chỉ mất 1 ngày để thực hiện nhiều thủ tục hành chính trong đăng ký doanh nghiệp -
Bộ Công thương tiếp nhận Hồ sơ yêu cầu điều tra gạch ốp lát nhập từ Ấn Độ -
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 3/7/2025
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower