
-
Hòa Phát nộp ngân sách 7.100 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm
-
Kết thúc quý II/2025, Masan (MSN) hoàn thành hơn 50% kế hoạch lợi nhuận năm 2025
-
Masterise Homes tiếp tục khẳng định năng lực quốc tế với hai giải thưởng lớn tại Asia Architecture Design Awards 2025
-
Xây dựng ACV thành doanh nghiệp nhà nước chủ lực trong đầu tư cảng hàng không
-
Quy định mới về xuất nhập khẩu phế liệu kim loại với thị trường EU -
Tập đoàn VRG đề xuất tham gia đầu tư dự án năng lượng tại Gia Lai
Viettel sẽ đầu tư lớn cho R&D
Tại buổi làm việc với Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng giữa tuần trước, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Tổng giám đốc Viettel đã báo cáo rằng, mục tiêu của Viettel là chuyển mô hình từ một doanh nghiệp (DN) cung cấp dịch vụ sang mô hình DN nghiên cứu - sản xuất.
![]() |
Ngoài viễn thông, hướng đi mới được Viettel xác định là nghiên cứu, sản xuất thiết bị phục vụ quốc phòng |
Theo ông Hùng, nghiên cứu, sản xuất thiết bị là xu hướng mới, nhưng về lâu dài, được coi là trụ cột thứ 3 trong chiến lược phát triển của
Viettel, bên cạnh 2 trụ cột khác là viễn thông và đầu tư ra nước ngoài. Trụ cột mới này sẽ giúp Viettel trở thành một DN không chỉ cung cấp dịch vụ, mà còn sản xuất được thiết bị công nghệ cao. Viettel xác định mục tiêu vào năm 2020 trở thành một tổ hợp nghiên cứu, sản xuất.
“Về thiết bị quân sự, Viettel phải trở thành một tổ hợp nghiên cứu, sản xuất thiết bị quân sự. Về dân sự, phải tự chủ được 70-80% thiết bị hạ tầng viễn thông, đây là vấn đề cốt lõi cho mạng viễn thông Việt Nam”, ông Hùng nhấn mạnh và cho biết, dự kiến hàng năm, Viettel sẽ đầu tư từ 200 đến 400 triệu USD cho nghiên cứu và phát triển (R&D), sáng tạo công nghệ.
Tại buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đánh giá cao định hướng mô hình nghiên cứu - sản xuất của Viettel và đồng ý chủ trương Tập đoàn có cơ sở đào tạo gắn với nghiên cứu và tạo nguồn nhân lực. Thủ tướng đồng ý đề xuất cấp khoảng 100 ha đất trong Khu công nghệ cao Hòa Lạc để Viettel có mặt bằng xây dựng và triển khai các cơ sở R&D, sản xuất công nghệ cao trong tương lai. Ngoài ra, Thủ tướng đồng ý chủ trương tăng vốn điều lệ cho Tập đoàn; cho phép Viettel tiếp tục thực hiện cơ chế khoán quỹ lương, tự chủ về tiền lương nhằm thu hút và phát huy hiệu quả nguồn nhân lực chất lượng cao.
Thủ tướng đề nghị Viettel tập trung vào ngành nghề kinh doanh chính; đẩy mạnh R&D, ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất - kinh doanh; áp dụng các cơ chế, chính sách hiệu quả để tạo động lực, đồng thời thu hút và xây dụng được nguồn nhân lực chất lượng cao. Viettel cần tiếp tục nâng cao năng suất lao động, năng suất, chất lượng của các sản phẩm, dịch vụ, xây dựng thương hiệu và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế.
Phát triển theo mô hình doanh nghiệp sáng tạo
Trên thực tế, với việc thành lập 3 viện nghiên cứu - sản xuất thiết bị hạ tầng mạng viễn thông, thiết bị điện tử thông minh…, Viettel đang chuyển hướng đầu tư mạnh cho nghiên cứu - sản xuất các thiết bị công nghệ cao.
Viettel đã và đang tập trung xây dựng và phát triển theo mô hình DN sáng tạo với việc phát triển mạnh nguồn nhân lực chất lượng cao hiện lên tới 4.500 người, trong đó có 3.000 tiến sỹ, kỹ sư, lập trình viên làm việc tại 3 viện nghiên cứu, 2 DN phần mềm. Doanh thu năm 2014 trong lĩnh vực này của Viettel đã đạt 5.500 tỷ đồng.
Trong lĩnh vực nghiên cứu - sản xuất thiết bị viễn thông, chiến lược được Viettel đặt ra là đi từ thiết kế hệ thống đến tích hợp, lắp ráp thành phẩm. Sau đó là nghiên cứu làm chủ các thành phần chính, công nghệ lõi. Và cuối cùng là công nghiệp phụ trợ.
Ông Hùng đã đặt ra yêu cầu cho khối nghiên cứu là nghiên cứu được sản phẩm là đạt 40% yêu cầu, thương mại hóa được sản phẩm là đạt 70% và xuất khẩu được sản phẩm mới đạt 100% yêu cầu. “Một đồng chi cho nghiên cứu là một đồng vay, nên phải bán được sản phẩm và có lãi để bù một đồng đi vay. Vì thế, tiêu chí nghiên cứu - sản xuất là xuất khẩu sản phẩm và có lãi”, ông Hùng nhấn mạnh.
Hiện, Viettel đã được duyệt cơ chế trích lại đến 10% lợi nhuận sau thuế dành cho R&D, trích lại đến 10% lợi nhuận trước thuế cho sản xuất thiết bị quân sự.
Bước đầu, một số sản phẩm quân sự của Viettel như hệ thống cảnh giới bảo vệ vùng trời quốc gia VQ1-M, các máy thu phát vô tuyến điện sóng ngắn VRP811A, VRS631, máy vô tuyến điện cầm tay VRH811/S… đã được sử dụng có hiệu quả trong quân đội và đang được sản xuất hàng loạt.
Ông Nguyễn Đình Chiến, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển Viettel (Viettel R&D) cho biết, sau khi đã có đủ tiềm lực về kinh tế, Viettel đã chủ động mở rộng R&D các sản phẩm công nghệ cao, trong đó có nhiều sản phẩm phục vụ quốc phòng. Hiện Viettel đang tham gia nghiên cứu, sản xuất các thiết bị hiện đại cho 3 trong 4 lĩnh vực đã được Bộ Quốc phòng chọn để đi thẳng lên hiện đại là Phòng không - Không quân, Hải quân, Thông tin liên lạc. Cục Tác chiến điện tử được Viettel cung cấp miễn phí đường truyền tốc độ cao.
Hữu Tuấn
-
Masterise Homes tiếp tục khẳng định năng lực quốc tế với hai giải thưởng lớn tại Asia Architecture Design Awards 2025
-
Xây dựng ACV thành doanh nghiệp nhà nước chủ lực trong đầu tư cảng hàng không
-
Quy định mới về xuất nhập khẩu phế liệu kim loại với thị trường EU
-
Tập đoàn VRG đề xuất tham gia đầu tư dự án năng lượng tại Gia Lai
-
Nam Việt, FPT Telecom, Nhựa Tiền Phong báo lãi kỷ lục; Bút Sơn cũng lãi sau 10 quý lỗ -
Suntory PepsiCo giữ vững vị thế dẫn đầu ngành nước giải khát -
Hải quan mở đường dây nóng nhận tin báo về tội phạm, buôn lậu, phiền hà sách nhiễu -
Vinacomin và NFC - Trung Quốc tọa đàm về kỹ thuật sản xuất Alumin và điện phân nhôm -
Hà Nội phấn đấu đến năm 2030 kinh tế tư nhân đóng góp 55 - 60% GRDP -
Doanh nghiệp lương thực thực phẩm "tiến thoái lưỡng nan" khi in bao bì sản phẩm -
Quảng Ninh: Khởi động nhiều dự án hạ tầng của doanh nghiệp tư nhân
-
Boutique Gate: Tâm điểm mới của dòng tiền thực và giá trị gia tăng bền vững
-
Vedan trao tặng 2 căn nhà Chữ thập đỏ tại Đồng Nai
-
SASCO triển khai nhiều hoạt động tri ân, kỷ niệm 78 năm ngày Thương binh Liệt sĩ
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Vinamilk: Tri ân thế hệ đi trước là cách chăm sóc thế hệ mai sau
-
Hinode Supermarket gửi thư mời hợp tác cung ứng ngành hàng