Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết, sau gần 20 năm đầu tư nhỏ giọt, giải phóng mặt bằng “da báo”, thiếu vốn…, đến nay Khu công nghệ cao Hoà Lạc đã bước qua giai đoạn khó khăn nhất, tiến tới tương lai sẽ làm tốt.
Năm 2016 đánh dấu bước chuyển mình của Khu CNC Hòa Lạc khi chuyển sang giai đoạn tập trung thu hút đầu tư công nghệ cao và phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ cho đất nước.
Bên lề Hội nghị Cấp cao ASEAN 28-29 và các hội nghị Cấp cao liên quan tại thủ đô Vientiane (Lào), chiều 7/9, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc hội kiến với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Thủ tướng New Zealand John Key.
Sáng nay (16/8), tại khách sạn Grand Plaza (Hà Nội), 126 doanh nghiệp đến từ Hàn Quốc, Đài Loan và Việt Nam thuộc các lĩnh vực công nghệ thông tin truyền thông, điện tử, điện máy, tự động hóa/robot và thiết bị y tế đã cùng chia sẻ cơ hội hợp tác đầu tư trong khuôn khổ Hội nghị giao thương châu Á 2016.
Báo Đầu tư đã đề cập trong các số báo 84, 85 ra ngày 13 và 15/7/2016 về việc dang dở trong giải phóng mặt bằng Khu công nghệ cao Hòa Lạc. Trong khi UBND huyện Thạch Thất (Hà Nội) chưa có câu trả lời, chúng tôi tiếp tục nhận được kiến nghị về sự quên lãng của chính quyền địa phương nhiều diện tích đất của người dân.
Đã có quá nhiều khó khăn được chỉ ra trong quá trình phát triển gần 2 thập kỷ của Khu Công nghệ cao Hòa Lạc. Nhưng sự thay đổi trong tư duy về một Chính phủ kiến tạo và phục vụ đang mang lại cơ hội phát triển mới cho Hòa Lạc trong thế “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”.
Câu chuyện về ông Nguyễn Đình Dũng, nguyên Chủ nhiệm Câu lạc bộ Thanh niên lập nghiệp xã Tân Xã, huyện Thạch Thất (Hà Nội) khiếu nại công tác đền bù, giải phóng mặt bằng Dự án Khu Công nghệ cao Hòa Lạc là câu trả lời, vì sao dự án trọng điểm của Nhà nước gần 20 năm nay vẫn chưa hoàn thành.
Khu Công nghệ cao Hòa Lạc sẽ có cơ chế đặc thù với các chính sách ưu đãi cao nhất theo quy định của pháp luật nhằm thu hút, khuyến khích đầu tư, phát triển theo đúng mục tiêu đã đặt ra.