
-
Khánh Hòa có hơn 600 dự án ngoài ngân sách, tổng vốn đăng ký 480.000 tỷ đồng
-
Phát triển TP. Cần Thơ trở thành trung tâm công nghiệp của ÐBSCL
-
TP.HCM xây dựng đề án huy động đầu tư xã hội và đầu tư nước ngoài
-
Cần thêm cơ chế đặc thù để gỡ “nút thắt” vật liệu xây cao tốc Bắc - Nam
-
Hải Dương thông qua quyết nghị phân bổ hơn 1.286 tỷ đồng vốn đầu tư công -
Bộ Giao thông Vận tải thúc tiến độ Dự án thành phần 4, Sân bay Long Thành
![]() |
Trong khuôn khổ Hội nghị, Ban Quản lý Khu CNC Hòa Lạc đã tổ chức ký kết hợp tác với các đơn vị, tổ chức có liên quan (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam; Đại học Quốc gia Hà Nội; Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam; Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội; Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam... |
Ngày 20/12, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ, Ban Quản lý Khu Công nghệ cao (CNC) Hòa Lạc đã có buổi gặp mặt, giải đáp các vướng mắc và trao giấy chứng nhận đầu tư cho các doanh nghiệp đã và đang có ý định đầu tư vào Khu Công nghệ cao.
Theo Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, Trưởng Ban quản lý Khu CNC Hòa Lạc Phạm Đại Dương, năm 2016 đánh dấu bước chuyển mình của Khu CNC Hòa Lạc khi chuyển sang giai đoạn tập trung thu hút đầu tư công nghệ cao và phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ, hướng tới mục tiêu phát triển thành một thành phố khoa học và công nghệ, một đô thị sinh thái và thông minh.
Theo báo cáo của Ban Quản lý Khu CNC Hòa Lạc, năm 2016, Khu Công nghệ cao Hòa Lạc đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 9 dự án trong lĩnh vực sản xuất, nghiên cứu công nghệ cao, cung cấp dịch vụ... với tổng vốn đầu tư đăng ký là 4.330 tỷ đồng (tương đương 200 triệu USD) trên tổng diện tích 15,23 ha, nâng tổng số dự án tại Khu CNC Hòa Lạc lên 78 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký 60.019 tỷ đồng (tương đương 3 tỷ USD) trên tổng diện tích 348 ha. Trong đó, có 36 dự án đang hoạt động với trên 10.000 người đang làm việc và học tập trong Khu CNC Hòa Lạc.
Nhiều trường đại học và viện nghiên cứu với quy mô lớn, theo mô hình tiên tiến được Chính phủ các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp hỗ trợ đã và đang được triển khai xây dựng. Các dự án của các doanh nghiệp công nghệ cao nước ngoài và các Tập đoàn lớn trong nước (như VNPT, Viettel....) đã đi vào hoạt động và đã có những đóng góp đáng kể vào phát triển nền kinh tế đất nước.
Với những tiền đề đó, Khu Công nghệ cao Hòa Lạc được kỳ vọng sẽ là một yếu tố quan trọng để xây dựng và phát triển nền kinh tế quốc gia dựa trên đổi mới và sáng tạo, là tiền đề quan trọng để Việt Nam bắt đầu tiến vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, cuộc cách mạng công nghiệp của trí tuệ nhân tạo (AI), in 3D, công nghệ tự động thế hệ mới (xe tự lái, tự động hóa mức độ cao…), năng lượng mới, công nghệ ảo và Internet vạn vật (IoT).
Theo ông Phạm Đại Dương, đây là bước khởi đầu quan trọng trong giai đoạn mới để Ban Quản lý Khu CNC Hòa Lạc thực hiện cam kết mạnh mẽ đối với phương châm “3 đồng hành và 5 hỗ trợ” với cộng đồng doanh nghiệp và hiện thực hóa hình ảnh về một Chính phủ kiến tạo, phục vụ và hành động với người dân và doanh nghiệp tại Khu CNC Hòa Lạc.
Trong khuôn khổ Hội nghị, Ban Quản lý Khu CNC Hòa Lạc đã tổ chức ký kết hợp tác với các đơn vị, tổ chức có liên quan (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam; Đại học Quốc gia Hà Nội; Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam; Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội; Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, Bảo hiểm Dầu khí, Công ty cổ phần tăng tốc khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam). Các thỏa thuận hợp tác này tập trung vào việc thu hút đầu tư vào Khu CNC Hòa Lạc, cung cấp dịch hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư, phát triển thành phố thông minh cũng như tiềm lực khoa học và công nghệ tại Khu CNC Hòa Lạc.

-
Hải Phòng tập trung tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ dự án trọng điểm -
Hài hòa lợi ích khi thực thi thuế tối thiểu toàn cầu -
Đầu tư điện gió tại Cần Giờ: Thêm dự án “khủng” được đề xuất -
Xây dựng tuyến Chợ Mới - Bắc Kạn theo quy mô 4 làn xe, vốn 5.750 tỷ đồng -
TP.HCM xây dựng đề án huy động đầu tư xã hội và đầu tư nước ngoài -
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Mỹ phải là nhà đầu tư số 1 tại Việt Nam -
Quảng Nam: Vốn FDI chủ yếu rót vào khu kinh tế, khu du lịch ven biển
-
Cơ cấu lại nền kinh tế, doanh nghiệp cần định hình trong bối cảnh mới
-
Generali dẫn đầu về trải nghiệm khách hàng tại Việt Nam
-
BAC A BANK ra mắt 2 dòng thẻ tín dụng mới, tặng “mưa ưu đãi” cho khách hàng
-
SABECO và Bia Saigon khẳng định cam kết thúc đẩy sự phát triển của thể thao Việt Nam
-
BIDV đồng hành tổ chức Diễn đàn Nhịp cầu phát triển Việt Nam năm 2023
-
Công ty AseanWindow sở hữu bộ cửa lùa nhôm kính lớn nhất Việt Nam