
-
Quy định tiêu chí môi trường và việc xác nhận dự án đầu tư thuộc danh mục phân loại xanh
-
Heo nái Việt Nam lần đầu được bảo vệ quyền lợi theo chuẩn quốc tế
-
Đảm bảo chất lượng và xuất khẩu chăn nuôi qua hệ thống truy xuất nguồn gốc
-
Hà Nội mở rộng sinh cảnh sống tại Khu bảo tồn thiên nhiên Hương Sơn
-
Giao thông vận tải xanh: Giải pháp cắt giảm phát thải khí nhà kính -
Tầm nhìn mới đưa nông, lâm sản Tây Bắc cất cánh
Ông Phạm Văn Tấn (thứ 2, từ phải sang), Phó Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu, phát biểu tại Tọa đàm. |
Ông Phạm Văn Tấn, Phó Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu, Bộ Tài nguyên và Môi trường khẳng định điều này tại Tọa đàm với chủ đề "Vượt qua các thách thức biến đổi khí hậu tại Việt Nam, sau 5 năm ký kết Thỏa thuận khí hậu Paris" do Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam phối hợp tổ chức vào tối 9/12.
Đại diện Cục Biến đổi khí hậu cho biết, ngày 17/11 vừa qua Quốc hội đã thông qua Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi, trong đó có quy định 1 chương cụ thể về thực hiện những đóng góp của Việt Nam và trách nhiệm triển khai Thỏa thuận khí hậu Paris.
Đáng chú ý, "từ năm 2021, tất cả những doanh nghiệp phát thải lượng lớn carbon ở Việt Nam phải có trách nhiệm kiểm kê khí nhà kính và sau đó cần có lộ trình để thực hiện giảm phát thải để chung tay thực hiện cam kết của Việt Nam về giảm phát thải", ông Phạm Văn Tấn cho biết.
Theo ông Phạm Văn Tấn, trong Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi, việc cắt giảm phát thải là quy định chứ không phải chỉ thực hiện theo kiểu có lợi ích thì làm như giai đoạn trước, bởi lẽ từ năm 2021 việc cắt giảm phát thải là trách nhiệm bắt buộc đối với Việt Nam và đã được quy định cụ thể trong Luật này.
Hơn nữa, ứng phó biến đổi khí hậu không phải nỗ lực riêng của phía Nhà nước, của các tổ chức quốc tế, mà của tất cả thành phần xã hội, trong đó không thể thiếu đóng góp của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp là thành phần quan trọng trong thực hiện mục tiêu giảm phát thải, nhưng doanh nghiệp hoạt động trên cơ sở có lợi ích thì mới làm. Cho nên, Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi vừa được thông qua đưa ra một cơ chế mới là thiết lập thị trường trao đổi, mua bán tín chỉ/hạn ngạch carbon trong nước, nhằm mục đích khuyến khích những doanh nghiệp giảm được nhiều phát thải khí trao đổi hạn ngạch với doanh nghiệp chưa thực hiện phát thải theo quy định.
"Trước đây, chúng ta biết đến thị trường trao đổi tín chỉ carbon qua cơ chế phát triển sạch trên thế giới, nhưng để hình thành thị trường trong nước cho các doanh nghiệp trao đổi chỉ số carbon thì cần có thời gian đến 5 năm, để khuyến khích doanh nghiệp tham gia vào hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu và nâng cao hiệu quả ứng phó với biến đổi khí hậu trong nước", ông Tấn lưu ý.
Thời gian tới, việc triển khai thực hiện Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi sẽ được tiến hành rộng khắp ở các bộ, ngành, và địa phương trên cả nước. Ngoài ra, Đại diện Cục Biến đổi khí hậu cho biết Việt Nam sẽ cập nhật lại Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2011. Từ năm 2021 trở đi, trách nhiệm pháp lý của Việt Nam trong ứng phó với biến đổi khí hậu cũng được phản ánh trong chiến lược này.

-
Giao thông vận tải xanh: Giải pháp cắt giảm phát thải khí nhà kính -
Tầm nhìn mới đưa nông, lâm sản Tây Bắc cất cánh -
Hoàn thiện khung pháp lý cho thị trường tín chỉ carbon rừng -
Nỗ lực giảm phát thải trong ngành nông nghiệp -
Xây dựng Chương trình hành động quốc gia về làm mát bền vững, giảm phát thải khí nhà kính -
Thời điểm tăng tốc thực hành ESG của doanh nghiệp -
Tín chỉ carbon: Cuộc chơi mới của nền kinh tế xanh Việt Nam
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower