
-
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 9,9% sau quý I/2025
-
Kinh tế Việt Nam vượt khó năm 2025
-
Các mốc quan trọng trong sắp xếp đơn vị hành chính, xây dựng chính quyền địa phương 2 cấp
-
Thủ tướng: Hợp tác cân bằng, bền vững với Hoa Kỳ, vì lợi ích của hai bên
-
Thủ tướng họp với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài và doanh nghiệp về thích ứng thương mại quốc tế -
Ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Di sản văn hóa
![]() |
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp Luật Hoàng Thanh Tùng. |
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp Luật Hoàng Thanh Tùng báo cáo, quá trình thảo luận trước đó, một số ý kiến đề nghị cần quy định cụ thể hơn về tiêu chuẩn đối với đại biểu Quốc hội như phải có hiểu biết toàn diện các vấn đề kinh tế - xã hội, kinh nghiệm công tác tại địa phương, có khả năng nghiên cứu, phát biểu thảo luận, tranh luận trước Quốc hội; năng lực giám sát, chất vấn, biểu đạt ý kiến, nguyện vọng của Nhân dân trước diễn đàn Quốc hội
Đại biểu hoạt động chuyên trách còn phải có thêm một số tiêu chuẩn riêng để làm cơ sở cho công tác bố trí cán bộ và theo dõi, đánh giá trong quá trình làm nhiệm vụ đại biểu. Đại biểu nào không đáp ứng được các tiêu chuẩn, yêu cầu nêu trên thì có thể bị miễn nhiệm hoặc bãi nhiệm.
Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, bên cạnh các tiêu chuẩn chung của đã được Luật Tổ chức Quốc hội quy định, trong các văn bản chỉ đạo của Đảng còn đề ra nhiều tiêu chuẩn, điều kiện cụ thể (như về bản lĩnh chính trị, trình độ, năng lực chuyên môn, lý luận chính trị, kinh nghiệm công tác, uy tín, độ tuổi...) với quy trình đề cử, giới thiệu chặt chẽ hơn nhằm phát hiện, lựa chọn được những cán bộ xứng đáng, có năng lực, phẩm chất phù hợp để giới thiệu ứng cử làm đại biểu. Những cán bộ này khi trúng cử sẽ tiếp tục được lựa chọn để bố trí làm đại biểu hoạt động chuyên trách.
Vì thế, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội cho giữ các nội dung quy định về tiêu chuẩn đại biểu như trong Luật Tổ chức Quốc hội hiện hành. Đồng thời giao các cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu để cụ thể hóa trong Đề án bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV cũng như trong các quy định về tiêu chuẩn cán bộ, đánh giá cán bộ phù hợp với từng nhóm đối tượng đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách, kiêm nhiệm, tái cử...
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Nguyễn Văn Giàu, cần phải phải rà soát thật kỹ về tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội. Ông Giàu nhấn mạnh, trong cả phát biểu khai mạc và bế mạc Hội nghị Trung ương 12 vừa qua, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đều nói về tiêu chuẩn đại biểu với yêu cầu đại biểu Quốc hội phải có ý thức chính trị chứ không chỉ có phẩm chất, năng lực, kinh nghiệm.
Vì thế, ông Giàu đề nghị nên nghiên cứu thật sâu và thể hiện cho được vấn đề này.
Kết thúc phiên thảo luận, Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu nhấn mạnh, việc ghi tiêu chuẩn đại biểu Quốc hội tại dự thảo luật, tinh thần chung là phải để nâng cao chất lượng, đảm bảo hoạt động hiệu quả của đại biểu Quốc hội.
Điểm mới lần này là tiếp thu ý kiến của đa số đại biểu, dự thảo Luật Tổ chức Quốc hội mới nhất đã được chỉnh lý theo hướng nâng tỷ lệ đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lên ít nhất là 40% tổng số đại biểu Quốc hội (tỷ lệ hiện nay là 35%).

-
Các mốc quan trọng trong sắp xếp đơn vị hành chính, xây dựng chính quyền địa phương 2 cấp -
Thủ tướng: Hợp tác cân bằng, bền vững với Hoa Kỳ, vì lợi ích của hai bên -
Thủ tướng họp với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài và doanh nghiệp về thích ứng thương mại quốc tế -
Ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Di sản văn hóa -
Quảng Ninh: Kịch bản cho tăng trưởng quý II/2025 -
Hải Phòng đứng đầu cả nước về Chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX 2024) -
Xuất cấp vật tư, thiết bị từ nguồn dự trữ quốc gia năm 2025 cho các Bộ, địa phương
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 8/4
-
2 Đề xuất bố trí vốn đầu tư tuyến đường 5.200 tỷ đồng kết nối TP.HCM với Long An
-
3 Dòng đầu tư vào Việt Nam sẽ không bị cản bước
-
4 TP.HCM tổ chức roadshow quốc tế để thông tin việc đầu tư các tuyến metro
-
5 Bộ Tài chính nêu quan điểm chọn nhà đầu tư cho cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành